Thai phụ không được chủ quan với bệnh cường giáp
GiadinhNet - Đại diện Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ ở đây vừa cấp cứu, điều trị thành công cho hai trường hợp sản bệnh nặng. Hiện sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt.
Thứ nhất là bệnh nhân Nguyễn Thị S (24 tuổi, ở quận Ô Môn). Thai phụ mang thai 19 tuần, đến Bệnh viện Phụ sản thành phố ngày 22–3-2015, trong tình trạng ra nước âm đạo ồ ạt. Qua khai thác bệnh sử, được biết, trước khi mang thai 1 tháng, chị S phát hiện bị bệnh cường giáp và điều trị không liên tục. Sau khi S nhập viện, các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán: Thai lần hai, 19 tuần ối vỡ non, cường giáp nặng, thiếu máu, vết mổ lấy thai cũ. Nhịp tim sản phụ thường dao động 120-160 lần/phút. Sau hai ngày điều trị cường giáp, các bác sĩ quyết định chấm dứt thai kỳ. Các chuyên gia cho hay: Bệnh lý cường giáp có nhiều nguy cơ cho cả thai phụ và thai nhi, nặng nhất là thai phụ rơi vào cơn bão giáp trạng, nguy hiểm đến tính mạng, tỉ lệ tử vong cao. Đối với thai nhi, nếu không điều trị cường giáp tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Đồng thời, bác sĩ khuyến cáo: Nếu phụ nữ bị cường giáp, cần điều trị chức năng tuyến giáp ổn định mới có thai. Trường hợp cường giáp trong quá trình mang thai, cần được theo dõi chặt chẽ, tránh biến chứng.
Thứ hai là trường hợp cấp cứu thành công cho sản phụ Lê Thị Hồng Ph (36 tuổi, ở quận Ninh Kiều) bị băng huyết sau sinh. Bệnh nhân sinh thường, lần thứ hai. Trong cuộc sinh, do nhau bám đoạn dưới tử cung nên tử cung co hồi kém, chảy máu diện nhau bám nhiều. Các bác sĩ đã dùng bóng chèn, điều trị cầm máu cho sản phụ. Thời gian qua, bệnh viện này đã thực hiện thành công kỹ thuật đặt bóng chèn điều trị cho sản phụ băng huyết sau sinh, giúp bảo tồn tử cung, không làm ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân.
T. Sương/Báo Gia đình & Xã hội
Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nhu cầu sắt của trẻ từ 1-5 tuổi là 10 mg/ngày. Cách bổ sung hiệu quả và an toàn nhất là thông qua chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Việc bổ sung sắt qua đường uống cần được tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Để bổ sung sắt cho trẻ, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng. Trẻ ngoài 6 tháng, cần cho ăn dặm với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ bốn nhóm thực phẩm: Chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…; Các loại hải sản như ngao, sò, hến, cá…; Các loại hạt đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu lăng…; Các loại rau màu xanh đậm.Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt, do vậy cần cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu Vitamin C. Trẻ cần được ăn uống đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm giun sán, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.