Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số
GĐXH - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình trong bối cảnh hiện nay được xem là yêu cầu trọng tâm, bức thiết đối với ngành dân số Thanh Hóa.
Định hướng công tác dân số phải chú trọng toàn diện ở về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh, bền vững đã mở ra một trang mới cho ngành Dân số, kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa.
Là đơn vị sớm nắm bắt, triển khai thực hiện chuyển đổi số, đồng thời tận dụng tốt mạng xã hội phục vụ công tác truyền thông, Chi cục Dân số tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho Sở Y tế triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu của tỉnh về dân số và tổ chức thực hiện nhiều nội dung chuyên môn quan trọng đạt kết quả cao.

Cán bộ y tế tư vấn kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại xã Tam Chung, huyện Mường Lát.
Xác định công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức về dân số, thời gian qua, Chi cục Dân số tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới nội dung và phương thức truyền thông phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đưa công tác truyền thông đến với từng nhà, từng thôn, xóm theo phương châm "mưa dầm thấm lâu", góp phần thay đổi nhận thức, hành động của người dân trong thực hiện.
Trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục, kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, điều chính mức sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và sự hưởng ứng của người dân trong tham gia thực hiện hiệu quả các chính sách về dân số.

Khám sàng lọc, cân đo trẻ tại bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.
Đơn cử, tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình truyền thông dân số, chương trình mục tiêu Y tế-Dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng, mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...
Trong đó, đã viết 16 bài phát thanh và phát thanh 32 lần trên hệ thống loa phát thanh, tổ chức tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cho 160 nam/nữ thanh niên trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn về tầm quan trọng của tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh trước sinh và sơ sinh, tổ chức 16 buổi sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho 400 hội viên là nam nữ thanh niên trên địa bàn huyện.
Thông qua các buổi sinh hoạt đã cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, các biện pháp phòng tránh thai an toàn, phòng, chữa bệnh phụ khoa, phòng, chống, điều trị vô sinh, làm mẹ an toàn, trách nhiệm làm cha mẹ, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, các nguy cơ sinh con bị dị tật, khuyết tật, nguy cơ vô sinh khi kết hôn sớm và cận huyết thống.
Bà Hà Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát cho biết, để nâng cao chất lượng truyền thông dân số, huyện tiếp tục triển khai các chương trình, đề án nâng cao chất lượng dân số, quan tâm, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số, bảo đảm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức truyền đến với người dân. Nhờ đó, nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, kết quả thực hiện các mục tiêu dân số được nâng lên rõ rệt.
Ông Bùi Hồng Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Thanh Hóa cho biết, thông qua các chương trình, đề án chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số. Năm 2024, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số tỉnh Thanh Hóa có tiến bộ đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Công tác truyền thông sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại Trường THCS được đẩy mạnh.
Cụ thể, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 8,5 ‰ (giảm 1,2‰ so với năm 2023), tỷ số giới tính khi sinh 113,1 bé trai/100 bé gái (giảm so với năm 2023: 113,5 bé trai/100 bé gái), tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 68,2% (tăng 0,2% so với năm 2023), tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 70% (tăng 3% so với năm 2023), tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh 17,9% (tăng 4,4% so với năm 2023), có 102.100 người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, tỷ lệ cặp nam, nữ được tư vấn khám sức khỏe trước hôn nhân đạt 40,3%, tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm đạt 75%.
"Để đạt được kết quả trên, trong năm, Chi cục đã tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, toàn diện, tạo nên những chuyển biến trong công tác dân số. Thời gian tới, công tác dân số tiếp tục hướng tới mục tiêu giảm sinh nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số", ông Thủy cho biết.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcVẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcVấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.