Thanh Hoá: Dự kiến đến năm 2025 tỷ số giới tính khi sinh được khống chế
GiadinhNet - Công tác DS-KHHGĐ của Thanh Hóa thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số từng bước được khống chế; quy mô gia đình 2 con cơ bản được xã hội chấp nhận, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do sự ưa thích sinh con trai đó ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân nên tỉ số giới tính khi sinh trên địa bàn vẫn ở mức cao.
Thanh Hóa là tỉnh có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số thuộc loại cơ cấu dân số trẻ, tiềm năng sinh sản lớn. Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế của tỉnh đã thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Các loại dịch vụ phục vụ con người gia tăng, trong đó dịch vụ y tế ngày càng phát triển. Các phòng khám tư nhân liên tục mở rộng, đặc biệt là dịch vụ siêu âm chăm sóc sức khoẻ - bên cạnh việc giúp phát hiện bệnh lý phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ, nó cũng phần nào làm tăng nguy cơ về các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đối với những cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Qua các năm thực hiện đề án kiểm soát, giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh, TSGTKS ở Thanh Hoá có giảm nhưng không ổn định, vẫn ở mức cao so với toàn quốc. Thông qua nhiều hoạt động can thiệp, đề án bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc cung cấp thông tin kiến thức cơ bản về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) .
![Thanh Hoá: Dự kiến đến năm 2025 tỷ số giới tính khi sinh được khống chế - Ảnh 1. Thanh Hoá: Dự kiến đến năm 2025 tỷ số giới tính khi sinh được khống chế - Ảnh 1.](http://giadinh.mediacdn.vn/thumb_w/640/2020/11/3/img0032-1604398220916892414261.jpg)
Cùng với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, Thanh Hóa dự kiến đến năm 2025 sẽ khống chế được tỷ số giới tính khi sinh
Công tác truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát TSGTKS được chú trọng, đẩy mạnh: thực hiện các hoạt động truyền thông vận động cho lãnh đạo, chính quyền, người có uy tín trong cộng đồng; Xây dựng các phóng sự, bài phát thanh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Tổ chức các hội nghị và nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan đến giới tính thai nhi.
Trong đó, giai đoạn 2016-2019, Thanh Hoá đã nhân bản hơn 200.000 tờ rơi cấp cho đối tượng là thanh niên chuẩn bị kết hôn, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với nội dung xoay quanh kiến thức về GTKS; 6.200 cuốn tài liệu hỏi đáp vềMCBGTKS cấp cho cán bộ dân số huyện, xã và cộng tác viên dân số với nội dung chủ yếu: Kiến thức về MCBGTKS, các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh, các văn bản quy định mới nhất về xử phạt vi phạm hành chính về lựa chọn giới tính khi sinh; Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về nguyên nhân, hệ lụy của MCBGTKS...
Theo số liệu thống kê dân số hằng năm, TSGTKS năm 2016 ở Thanh Hoá là 115,2; năm 2017 là 115,4; năm 2018: 116; năm 2019 là 115. Giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng TSGTKS đạt chỉ tiêu đề ra.
Tuy đạt được những kết quả khả quan, song công tác DS-KHHGĐ tại Thanh Hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Kết quả giảm sinh chưa bảo đảm được tính bền vững, tỷ suất sinh còn chênh lệch giữa các vùng, miền: Vùng ven biển, vùng đồng bào công giáo mức sinh còn cao (17-18%0) tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng sinh trở lại; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng; TSGTKS đang ở nhóm cao trong cả nước… Mặc dù đã có nhiều cố gắng bằng các hoạt động can thiệp song TSGTKS vẫn còn ở mức cao, dự kiến phải đến năm 2025 tỷ số này mới có thể được khống chế.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được sự quan tâm từ Trung ương đến địa phương, công tác tuyên truyền, vận động xã hội, phối hợp liên ngành được đẩy mạnh, đạt hiệu quả. Đặc biệt là nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt. Nhận thức của cộng đồng về MCBGTKS bắt đầu được nâng lên, người dân đã phần nào nhận thức được tình trạng MCBGTKS hiện nay và hậu quả trong tương lai".
Tuy nhiên, tình trạng ưa thích con trai đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều người Việt, để thay đổi được tâm lý này có thể nói là một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, bền bỉ thực hiện nhiều biện pháp can thiệp vào từng nhóm nguyên nhân, góp phần giảm thiểu MCBGTKS. Tăng cường cung cấp thông tin về giới và MCBGTKS cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng sẽ sinh con, những người cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, ... những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
Theo ông Tuấn, để giảm thiểu được tình trạng MCBGTKS, thời gian tới Thanh Hoá sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi và các hành vi liên quan; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật giúp tạo giới tính thai nhi, chẩn đoán giới tính thai nhi; xử lý nghiêm minh các vi phạm về chính sách DS-KHHGĐ.
Gia Hân
![Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588677548-17395886778462097719916.jpg)
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcGiờ đây trí tuệ nhân tạo đã có thể hỗ trợ bác sĩ phát hiện dị tật tim ở thai nhi. Điều này có tác động to lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.
![6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588598997-17395885993092097985040.jpg)
6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau sau khi quan hệ tình dục ở nam giới là một vấn đề khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
![Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/14/avatar1739507743173-1739507743469164968196.jpg)
Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMang thai đôi mang đến niềm vui nhưng cũng đi kèm với rủi ro cho sức khỏe của người mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ mới sinh đôi có nguy cơ mắc bệnh tim cao sau khi sinh.
![3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/avatar1739374969793-1739374970094329473018.jpg)
3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột số loại vitamin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não, hỗ trợ trí nhớ và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer…
![Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/2baothaitrongbungcon1-1739319110151-1739319110351552202292-0-0-750-1200-crop-1739319127616263195101.jpg)
Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHai bào thai khác đã được các bác sĩ phẫu thuật và thành công lấy ra khỏi bụng một trẻ sơ sinh chỉ 3 ngày sau khi chào đời.
![Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/11/avatar1739271779766-1739271780095164662117.jpg)
Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBS. Vương Vũ Việt Hà - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, số lượng tinh trùng của nam giới Việt là 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới, nhưng vẫn kém xa thời xưa, với mức trung bình là 20-25 triệu/ml tinh dịch.
![HPV có gây ung thư dương vật không?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183886345-1739183886625332289860.jpg)
HPV có gây ung thư dương vật không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.
![Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183791225-17391837915721460393609.jpg)
Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác triệu chứng ung thư buồng trứng sớm có thể bao gồm nhiều tình trạng nên các dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua.
![Có nên thụ thai vào mùa xuân?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/avatar1738846998761-17388469990511410909086.jpg)
Có nên thụ thai vào mùa xuân?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc, được coi là mùa khởi đầu của sự sống sinh sôi. Nhiều người cũng tin rằng mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thụ thai.
![Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/avatar1738846925158-17388469253881284802876.jpg)
Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSKĐS - Ngày 6/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật tạo hình dị tật cho bé trai 8 tháng tuổi bị cong dương vật nặng kèm thoát vị bẹn khổng lồ cực hiếm gặp.
![Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/300_188/296230595582509056/2023/11/9/thumb-3691197957342589320559798932176447531128663n-16995148724762094149382-16995149386611563220642.jpg)
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.