Xây dựng môi trường thân thiện cho người cao tuổi, đáp ứng nhu cầu "già hoá năng động"
GiadinhNet - Để thích ứng với già hóa dân số ở nước ta, Nghị quyết 21 về Công tác dân số trong tình hình mới của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa 12, đã nêu lên giải pháp "Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi".
Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Già hoá dân số được coi là xu hướng toàn cầu trong thế kỷ XXI, tác động không chỉ với từng cá nhân, gia đình, cộng đồng mà còn với toàn xã hội và bất kỳ nền kinh tế nào.
Để thích ứng với già hóa dân số ở nước ta, Nghị quyết 21 về Công tác dân số trong tình hình mới của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa 12, đã nêu lên giải pháp "Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi".
Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng đặt ra những mục tiêu giải pháp chủ yếu như: Ít nhất 50% số xã phường đạt chỉ tiêu môi trường thân thiện với người cao tuổi; Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn dạy nghề và việc làm cho người cao tuổi, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn và phát triển sản xuất; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe khám chữa bệnh chăm sóc tại gia đình cộng đồng, cơ sở tập trung.

Ảnh minh hoạ
GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng, môi trường thân thiện với người cao tuổi là môi trường hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi nhằm đạt được "già hóa năng động", tức là người cao tuổi khỏe mạnh, tham gia các hoạt động, an sinh xã hội...
Để xây dựng được môi trường thân thiện với người cao tuổi, cần phát huy vai trò của gia đình (chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi), cộng đồng (tuyên truyền hỗ trợ nguồn lực), doanh nghiệp (sản xuất hàng hóa và dịch vụ thích hợp với người cao tuổi,...), nhà nước (ban hành các chính sách, pháp luật và bố trí nguồn lực) và bản thân người cao tuổi (phấn đấu để tự đảm bảo về chi phí cho cuộc sống của mình, nêu cao tinh thần tự phục vụ,...) .
Theo GS Nguyễn Đình Cử, điều các nhà hoạch định chính sách cần nhìn thấy rõ nhất là sự thay đổi và nhu cầu theo từng nhóm tuổi, trong đó, nhóm 65 tuổi trở lên cần được chăm sóc, phụng dưỡng. Để thích ứng với già hóa dân số, cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, có cơ chế phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội.
Cũng theo Giáo sư, để già hóa chủ động và khỏe mạnh, chúng ta phải: "Lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ".
Hiểu đơn giản, đó là tuổi trẻ bớt rượu, bia, thuốc lá, sống lành mạnh thì tuổi già mới đỡ bệnh tật ốm đau. Tuổi trẻ chăm lo học tập, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tích lũy thì tuổi già mới chủ động đảm bảo được chi phí cho cuộc sống của mình. Tuổi trẻ thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì khi tuổi già con cái đã trưởng thành.
Khi trở thành người cao tuổi, còn sức khỏe, trí tuệ, kinh nghiệm cần tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế xã hội, nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi. Người cao tuổi cũng cần nêu cao tinh thần tự phục vụ. Điều này làm cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích.
Còn theo ThS.BS Trần Văn Lực, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trước hết, bản thân người cao tuổi phải có những kiến thức y tế cơ bản và phải chủ động tham gia mua BHYT cho chính mình, cho gia đình của mình để phòng những lúc bệnh tật ập đến. Người cao tuổi cũng cần tự chuẩn bị những khoản tiền dự phòng để chủ động chi tiêu khi cần thiết. Hàng năm, người cao tuổi cũng nên đi khám bệnh định kỳ từ 1-2 lần/năm để phòng ngừa, phát hiện kịp thời nếu có bệnh.
Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình có người cao tuổi cần quan tâm về mặt tinh thần, sức khỏe làm sao để người cao tuổi trong gia đình sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Ngoài ra, người thân trong gia đình người cao tuổi cũng cần chuẩn bị tốt những điều kiện chăm sóc về cơ sở vật chất, vệ sinh sao cho phù hợp với tâm sinh lý của người cao tuổi như màu sắc, ánh sáng phòng ngủ không quá sặc sỡ, mát mẻ về mùa hè và ấm áp trong mùa đông, sàn nhà vệ sinh có chống trơn trượt, cầu thang và hành lang có tay vịn an toàn...
T.Nguyên

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triểnỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.