Thanh Hóa: Giảm tình trạng nhiễm HIV từ mẹ sang con
GiadinhNet - Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS. Song nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2 - 6%, thậm chí là 0%.

Giảm được tình trạng trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ truyền sang
Chị Đặng Thị D (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) phát hiện mình bị nhiễm HIV do lây nhiễm từ chồng vào năm 2016 trong một lần đi khám thai. Chị D được các y bác sỹ tư vấn, hướng dẫn, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.
Suốt 9 tháng thai kỳ, chị D đã kiên trì tham gia điều trị đều đặn theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sỹ và được tham gia Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chị D chia sẻ: “Cả hai vợ chồng bị nhiễm HIV/AIDS khiến cho cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của các y, bác sỹ Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, con gái tôi sinh ra kết quả âm tính với HIV, hiện cháu phát triển tốt và hoàn toàn khỏe mạnh. Đây sẽ là niềm vui, là động lực để cả gia đình tôi cố gắng để cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn."
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm 2009, Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tỉnh đã được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 22 phòng khám ngoại trú đặt tại các bệnh viện đa khoa huyện và 19 xã có triển khai khám, cấp thuốc điều trị thuốc kháng virus ARV. Tại các điểm cung cấp dịch vụ này, phụ nữ mang thai khi đến khám thai sẽ được tư vấn, xét nghiệm HIV. Nếu phát hiện nhiễm HIV, phụ nữ mang thai (PNMT) được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV từ tuần thai thứ 14.
Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đang quản lý tại các cơ sở có triển khai chương trình toàn diện, được hỗ trợ sữa ăn thay thế sữa mẹ, được điều trị dự phòng bằng ARV trong 4 tuần sau sinh. Trẻ còn được điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV bằng phương pháp xét nghiệm tìm kháng nguyên (PCR). Tất cả các dịch vụ này được cung cấp miễn phí.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được triển khai bằng nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp tại các buổi tập huấn, thảo luận, tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân, truyền thông lưu động. Đến nay đã có hơn 10.000 PNMT được tư vấn và xét nghiệm HIV quay lại lấy kết quả tại các cơ sở tư vấn và điều trị. Điều đáng nói là sau khi tham gia chương trình, tỷ lệ trẻ em sinh ra từ bà mẹ có HIV/AIDS bị nhiễm HIV thấp hơn nhiều so với số bà mẹ không được điều trị. Đặc biệt, các trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được điều trị thông qua chương trình đều cho kết quả âm tính với HIV.
Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền
Để giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với PNMT nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, ngành Y tế của tỉnh cũng tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con… giảm bớt nỗi đau và gánh nặng cho những phụ nữ đang sống chung và chịu ảnh hưởng bởi AIDS.
Ông Lê Trường Sơn - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Việc xét nghiệm sớm HIV đối với PNMT rất quan trọng, nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36%, còn nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc chống HIV ngay từ tuần thứ 28 thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống chỉ còn từ 2-5%”.
Thời gian tới, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa tiếp tục tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương; mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT tại tuyến xã, giúp các bà mẹ mang thai nhiễm HIV được phát hiện sớm để có biện pháp dự phòng kịp thời. Song song với đó là cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, như đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi PNMT đến khám thai tại các cơ sở y tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT tại tuyến xã, sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, bảo đảm đủ test để xét nghiệm HIV cho PNMT, đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao; tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện PNMT nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm PNMT nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV...
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, bảo đảm đủ test để xét nghiệm HIV cho PNMT, nhất là đối tượng có nguy cơ cao...
H. Bắc – M. Trang

Sản phụ 22 tuổi ở Hà Nội bàng hoàng khi biết tin bị dị tật thai vô sọ
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcGĐXH - Chỉ nghĩ đơn thuần là một buổi đi siêu âm khám thai bình thường, nhưng sản phụ không ngờ phải đối mặt với căn bệnh hiếm gặp đó là dị tật thai vô sọ.

Dấu hiệu nguy hiểm ở mắt cần được khám sớm
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi gặp các triệu chứng như đau nhức mắt, đỏ mắt, cộm xốn, chảy nước mắt nhiều hoặc hạn chế vận động mắt, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung nặng hơn 1,5kg từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện khối u xơ tử cung khủng, người phụ nữ này thường xuyên bị đau tức vùng hạ vị, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt...

8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau ngực (đau vú) là một vấn đề khó chịu của khá nhiều phụ nữ. Mặc dù hiếm khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn nhưng chị em vẫn nên biết những nguyên nhân chính của tình trạng này.

Cảnh báo tai nạn mùa hè của trẻ từ chính ngôi nhà và thói quen thường nhật
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh liên tục tiếp nhận ca trẻ gặp tai nạn nghiêm trọng trong những ngày đầu hè. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ không chỉ từ ao hồ hay pháo tự chế mà còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt, môi trường ngay trong nhà.

Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCụ bà 92 dễ dàng hoàn thành 200 lần chống đẩy và 100 lần gập bụng mỗi ngày.

Đại hội Đảng bộ Cục Dân số nhiệm kỳ 2025 - 2030
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục Dân số long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế, dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Can thiệp bào thai 'cứu' thai nhi bị tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong sau sinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Các bác sĩ cho biết, thai nhi bị tràn dịch màng phổi trái gây xẹp phổi chèn ép tim. Đây là một biến chứng hiếm gặp, dẫn đến thiểu sản phổi, suy hô hấp nặng, tử vong sau sinh nếu không được điều trị trong bào thai.

Các quý ông bắt đầu mãn dục ở độ tuổi nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMãn dục nam là một quá trình tự nhiên xảy ra ở nam giới do sự suy giảm nồng độ testosterone, điều này dẫn đến những thay đổi về khả năng tình dục và chất lượng cuộc sống. Vậy quá trình này có diễn ra giống mãn kinh ở phụ nữ không?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.