Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Sàng lọc trước và sau sinh để bảo vệ "mầm non" tương lai!

Thứ bảy, 11:01 26/11/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet -Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là giải pháp quan trọng nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh để những đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung triển khai đồng loạt nhiều hoạt động như: xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử của huyện và trên hệ thống loa truyền thanh tuyến xã, thôn, khu dân cư; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi truyền thông về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Thông qua việc lồng ghép trong sinh hoạt câu lạc bộ, người dân được cung cấp các sản phẩm truyền thông, tờ rơi, áp phích về đề án. Ngành dân số từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch để triển khai hoạt động lồng ghép trong kế hoạch chung của đơn vị, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Các bệnh viện và trung tâm y tế tại 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền cho bà mẹ mang thai và gia đình sản phụ mới sinh về tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là hai phương pháp tách biệt, thực hiện trong khoảng thời gian khác nhau và sử dụng các biện pháp khác nhau, nhằm phát hiện những bất thường của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời.

Thanh Hóa: Sàng lọc trước và sau sinh để bảo vệ "mầm non" tương lai! - Ảnh 1.

Siêu âm là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện những bất thường ở thai nhi. Ảnh: BTH

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, từ năm 2020 đến nay có 1.349 trường hợp thực hiện sàng lọc trước sinh; 174 trường hợp lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh. Hay tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh, từ năm 2020 đến nay có hơn 1.160 lượt thai phụ đến bệnh viện thực hiện Double test, Triple test; 22 sản phụ thực hiện chọc ối; hơn 2.000 trẻ sơ sinh được thực hiện lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh.

Tại Mường Lát là huyện nghèo, nhiều dân tộc anh em sinh sống, ngôn ngữ bất đồng, dân trí không đồng đều do vậy việc triển khai công tác tuyên truyền về lợi ích của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng dân số, Trung tâm Y tế huyện đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động đề án tại 8 xã, thị trấn của huyện. Hằng năm chỉ đạo ban dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) các xã, thị trấn soạn tin bài phát thanh tuyên truyền nằm trong chương trình thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng được Nhân dân và đối tượng nhiệt tình hưởng ứng.

Ông Lê Quốc Huấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, cho biết: Hằng năm, đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai để phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện tư vấn, lấy mẫu máu gót chân cho trẻ. Đồng thời, thực hiện khám sàng lọc trước sinh cho các sản phụ tại phòng khám dịch vụ của đơn vị; chỉ đạo ban DS-KHHGĐ xã xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác truyền thông cho Nhân dân biết về lợi ích của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ tại các xã; lồng ghép, tư vấn trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa về sàng lọc trước sinh, sơ sinh nhằm tầm soát các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, nhiều chị em đã chủ động đến các cơ sở y tế làm sàng lọc trước sinh, nhiều trường hợp xuất hiện dị tật thông qua sàng lọc đã được các bác sĩ kịp thời hỗ trợ, tư vấn. Trong 2 năm 2020, 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn huyện có 495 người sàng lọc trước sinh; triển khai sàng lọc sơ sinh được 147 mẫu.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Sàng lọc trước sinh là hoạt động can thiệp đối với phụ nữ đang mang thai thông qua các kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm máu để chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, như: hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, di truyền tế bào, rối loạn chuyển hóa... Còn sàng lọc sơ sinh là hoạt động can thiệp đối với trẻ sơ sinh bằng xét nghiệm máu gót chân trong 48-72 giờ sau khi trẻ chào đời nhằm phát hiện các rối loạn bẩm sinh, di truyền ở trẻ (như: thiếu men G6PD, thiểu năng trí tuệ, suy giáp bẩm sinh...). 

Mục đích của sàng lọc trước sinh là phát hiện sớm các thai dị tật để xử trí kịp thời, tránh sinh ra những đứa trẻ có dị tật, dị dạng không thể chữa trị. Còn sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện sớm trẻ bị bệnh bẩm sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời, mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình, góp phần nâng cao chất lượng dân số. 

Theo đó, năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với mục tiêu, phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 62%; tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh 45%; tăng tỷ lệ nam, nữ thành niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn lên 5% so với năm 2021; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng..., 

Năm 2022, hoạt động hỗ trợ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh trên địa bàn tỉnh được triển khai ở 27 huyện, thị, thành phố; hoạt động tư vấn tiền hôn nhân triển khai tại 200 xã/18 huyện, thị, thành phố, gồm thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Như Thanh, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh và Bá Thước, trong đó duy trì hoạt động tại 46 xã và mở rộng thêm 154 xã.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đặt ra nhiều giải pháp quan trọng; trong đó yêu cầu cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân để nâng cao chất lượng dân số một cách toàn diện.

Nghị quyết số 21 xác định mục tiêu đến năm 2030, 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất. Để đạt mục tiêu trên, ngoài nỗ lực của ngành chức năng, các thai phụ nên tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.


M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top