Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh niên trai tráng cũng bị sốt xuất huyết “quật ngã”

Thứ hai, 09:57 14/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Điều đáng lo là muỗi truyền bệnh không di chuyển được xa, nhưng người mang virus sốt xuất huyết (có thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày) lại có thể di chuyển đến nhiều địa phương khác nhau chỉ trong vòng vài giờ. Do đó, nguy cơ dịch bùng phát toàn quốc là rất lớn”, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bày tỏ sự lo ngại về diễn biến của dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên phạm vi toàn quốc.

 

Chăm sóc bệnh nhi bị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai.
 Ảnh: Chí Cường
Chăm sóc bệnh nhi bị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Chí Cường

 

Diễn biến bất thường

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay, dịch bệnh SXH đã xuất hiện tại 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và có 18 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này. Nhiều bệnh nhân là nam giới có sức khỏe rất tốt song do chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh cũng đã bị SXH “quật ngã”, phải vào viện cấp cứu!

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần hơn 29.000 trường hợp mắc SXH, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, nơi có tập quán dự trữ nước, khu đô thị, công trường xây dựng và khu dân cư đông đúc như: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… Số ca mắc trong các tháng đầu năm 2015 tăng hơn cùng kỳ năm 2014 (là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua), nhưng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2009 - 2013. Giai đoạn đỉnh điểm là năm 2010, ghi nhận số mắc cao nhất là 150.000 trường hợp, gấp 5 lần so với năm 2014.

PGS.TS Trần Đắc Phu bày tỏ: Nguy cơ dịch bùng phát toàn quốc là rất lớn. Năm nay, dịch SXH có diễn biến bất thường. Số ca SXH ở Hà Nội tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2014, trong khi phía Nam tăng hơn 50%. Số mắc ở miền Bắc chủ yếu là người lớn, trong khi phía Nam chủ yếu là trẻ nhỏ. Trong 18 trường hợp tử vong do SXH (chủ yếu ở 10 tỉnh tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long) nhiều người do đến cơ sở y tế quá muộn. Dự báo, năm 2015 là cao điểm của SXH do tính chất chu kỳ của dịch bệnh này. Riêng tại Hà Nội cũng đã ghi nhận hơn 1.530 trường hợp mắc SXH (tăng 3,5 lần so với cùng kỳ), phân bố trên diện rộng tại 29/30 quận, huyện, thị xã.

Chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị

Virus SXH có 4 dạng (type) khác nhau. Mỗi người đều có thể mắc SXH mỗi lần 1 type. Như vậy, 1 người có khả năng mắc SXH ít nhất 4 lần. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày, muộn khoảng 14 ngày. Trong thời kỳ này, bệnh nhân không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, SXH có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng. Với những biểu hiện lâm sàng của SXH như: Sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn…, nhiều người dễ chủ quan, nhầm lẫn với sốt thông thường nên tự dùng thuốc hạ sốt. Nhiều trường hợp nhập viện đã chuyển biến nặng như: Sốc, xuất huyết ngoài da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… dẫn đến tử vong.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, để giải quyết dứt điểm SXH thì bài toán duy nhất đó là phải có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, SXH có 4 type nên rất khó để sản xuất vaccine. Để tránh tình trạng bệnh nặng hoặc có biến chứng mới vào viện điều trị, những bệnh nhân bị sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau đầu, đau mỏi toàn thân, cơ thể có chấm đỏ ở ngoài da, chảy máu răng lợi hoặc chảy máu cam… thì người bệnh nên đến các bệnh viện để được khám và chẩn đoán kịp thời.

Trước thông tin lo ngại muỗi truyền SXH có thể bị “nhờn” thuốc, ông Trần Đắc Phu cũng cho hay, đến nay chưa ghi nhận trường hợp muỗi truyền bệnh SXH kháng hóa chất mà cơ quan chức năng phun phòng bệnh. Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng cho rằng, các địa phương không nên chủ quan với tình hình dịch bệnh. Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, tập trung vào 10 tỉnh trọng điểm.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh SXH và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt bọ gậy và đề phòng muỗi đốt truyền bệnh.

 

Dịch sốt xuất huyết tăng cao mùa tựu trường

Tại Đà Nẵng, số người mắc SXH đang tăng mạnh trong vài tuần qua. Trong khi đó, số ca mắc tay, chân, miệng tại đây hiện tăng đột biến. 138 ca SXH. Đó là con số ghi nhận trên toàn TP Đà Nẵng từ đầu năm đến nay. Riêng 3 tuần trở lại đây, SXH tăng mạnh ở các phường Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) và phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ). Còn số ca mắc tay, chân, miệng tính đến tháng 9 trên toàn thành phố là 1.300 ca, tập trung chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Lượng bệnh tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất trong số các tỉnh miền Trung.   

 P.Vĩnh

 

Thủ tướng ra Công điện khẩn phòng, chống dịch

Trước nguy cơ dịch SXH bùng phát thành dịch trên diện rộng, ngày 11/9 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn gửi các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống SXH.

Công điện đã nêu rõ, bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, bệnh lưu hành ở các tỉnh thành trong cả nước, thường gặp ở trẻ em. Biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng, (bọ gậy) và phòng muỗi đốt. Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh SXH. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt bọ gậy (loăng quăng) trên địa bàn.

Đồng thời, Công điện chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh giám sát tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch khi phát hiện.

Ngoài ra, Công điện của Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các địa phương giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị bệnh SXH; Tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị, đảm bảo đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT phải huy động giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch SXH. Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí phòng, chống dịch bệnh SXH của ngành Y tế.

D.Tùng

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phòng bệnh viêm phụ khoa dễ mắc trong mùa mưa lũ

Phòng bệnh viêm phụ khoa dễ mắc trong mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết mùa mưa, ngập lụt khiến phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa, đặc biệt là nhiễm nấm âm đạo. Thời tiết ẩm ướt thúc đẩy sự phát triển của nấm như Candida albicans, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng này.

Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Các đơn vị y tế phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể tiến hành tuyên truyền về công tác dân số cho cư dân trên địa bàn. Cùng với đó duy trì tốt việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, duy trì các hoạt động tư vấn...

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình nuôi dưỡng một sinh linh mới là một trong những việc khó khăn. Điều quan trọng nhất là phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn bổ dưỡng. Lựa chọn những thực phẩm tốt nhất sẽ giúp cả mẹ và em bé khỏe mạnh hơn trong thai kỳ.

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cổ trướng là sự tích tụ dịch (chất lỏng) trong ổ bụng. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ bị cổ trướng vào thời điểm chẩn đoán ung thư ban đầu.

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Top