Theo chân những người thợ đi săn loài "bậc thầy chăm chỉ"
Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, nhiều người thợ ở vùng núi Hà Tĩnh lại kéo về khu vực bìa rừng để săn ong ruồi thuần hóa, nuôi lấy mật.
Khi thời tiết trở lạnh, loài ong ruồi bắt đầu hành trình đi tìm nơi cư trú mới. Những con ong khỏe mạnh nhất trong đàn, gọi là ong "sứ" có nơi gọi là "ong thăm" bay lượn khắp nơi và thường tìm các lỗ được đúc sẵn trên các cột điện hay lỗ tự nhiên trên thân cây để tìm chỗ trú cho đàn.

Những ngày này, dọc các tuyến đường ở huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh dễ dàng bắt gặp những thợ săn ong (Ảnh: Xuân Sinh).
7h sáng, ông Lê Hữu Thắng (65 tuổi, ở xã Hương Xuân, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), người có hơn 15 năm làm nghề bắt ong ruồi, bắt đầu hành trình, di chuyển khoảng 5km vào các khu vực ven rừng của xã Hương Lâm (huyện Hương Khê) để săn loài vật này.
Đồ nghề để bắt ong khá đơn giản, chỉ có vài chiếc chang (ống mồi), và một chiếc vợt bằng vải màn. Chang ong được làm bằng những thân gỗ, dài chừng 60-80cm, được khoét rỗng ruột, hai đầu bịt kín bằng nắp gỗ. Trên chang ong có khoét một vài lỗ để ong ra vào.

Ông Lê Hữu Thắng kiên nhẫn chờ ong sứ ghé thăm ống mồi của mình (Ảnh: Xuân Sinh).
"Con ong khá kỹ tính, để thu hút và bắt được thì ống mồi phải chuẩn. Ống mồi là thứ quan trọng nhất, quyết định việc ong sứ có chọn đến làm tổ hay không. Một ống mồi được chọn để đi săn phải là ống cũ, nghĩa là đã từng dùng nuôi ong, được vệ sinh sạch sẽ", ông Thắng nói.
Khi đến khu vực bìa rừng, những người thợ bắt đầu tìm vị trí để đặt ống mồi, thường treo ở gốc cây, hoặc mô đất cao. Đây là những vị trí dễ thu hút ong sứ.
"Khi treo ống mồi, nếu ong sứ tìm thấy, nó sẽ bay tới. Con ong sẽ bay qua lại, quan sát một lúc rồi đưa ra quyết định. Chỉ cần con ong sứ vào thăm ống mồi mà nó ưng tổ là coi như xong, chỉ ít phút sau nó bay ra rồi "gọi" cả đàn về cùng chui vào tổ. Còn nếu con ong sứ không thích ống mồi thì nó sẽ bay đi và không trở lại nữa", ông Thắng cho biết.

Người thợ dùng vợt bắt ong sứ để cho vào ống mồi (Ảnh: Xuân Sinh).
Cũng theo những thợ săn ong nơi đây, công việc nhìn đơn giản nhưng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, đôi lúc để bắt được một tổ ong, phải đợi 2-3 ngày. Ngoài ra, việc này cũng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, khu vực nào, mùa nào ong di chuyển tìm vị trí xây tổ khác, mới có thể săn được.
Theo ông Thắng, có người săn ong về để nuôi lấy mật, có người thì bán để lấy tiền. Giá bán tùy thuộc vào độ đông của đàn ong, nhưng dao động từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng/đàn.
Sau hơn một giờ đồng hồ, một ống mồi của ông Thắng đã có ong sứ đến "tìm hiểu". Có vẻ con ong sứ đã thích ống mồi này. Sau vài phút thăm dò, con ong đã bay đi, rồi sau đó nhiều con ong khác tiếp tục bay tới, đàn ong mỗi lúc một đông.
"Có người một ngày bắt được 2-3 tổ ong, nhưng cũng có người về tay không. Có trường hợp ong sứ đã chọn được ống mồi để làm chỗ trú của cả đàn nhưng vài ngày sau mới quyết định bay tới để làm tổ", ông Thắng cười cho biết.

Sau khi được ong sứ lựa chọn, đàn ong bắt đầu bay về ống mồi của ông Thắng ngày một đông (Ảnh: Xuân Sinh).
Còn ông Phan Sỹ Nghĩa (60 tuổi, trú tại xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) chia sẻ, đối với những con ong sứ "chảnh", không chịu bay vào ống mồi thì buộc người thợ săn phải ra tay. Khi phát hiện con ong sứ, người thợ săn sẽ dùng vợt bắt cho vào ống mồi, nhốt tầm 2-3 phút rồi mới thả ra.
"Mình nhốt con ong sứ trong ống mồi tầm vài phút để nó quan sát, kiểm tra. Sau đó mình thả ra, nếu nó ưng ống mồi thì sẽ bay về rồi kéo cả đàn quay trở lại", ông Nghĩa cho biết.
Cũng như những người thợ khác, ông Nghĩa săn ong vừa để nuôi lấy mật, vừa để bán. Trung bình mỗi mùa, ông săn được khoảng 15-20 tổ ong.
"Công việc này, nếu gặp may thì đôi khi mỗi ngày cũng có thể kiếm được một triệu đồng, nhưng có khi lại không có. Nói chung công việc khá nhẹ nhàng mà thu nhập cũng khá so với nhiều nghề khác nhưng có tính thời vụ, chỉ làm được vài tháng mỗi năm", ông Nghĩa nói.

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
Xu hướng - 1 ngày trướcLoại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?
Xu hướng - 2 ngày trướcMỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 3 ngày trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 4 ngày trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 6 ngày trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM
Xu hướng - 1 tuần trướcGiá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD
Xu hướng - 1 tuần trướcKim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
Xu hướng - 1 tuần trướcSầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Vì sao người Lào thích mê món hàng này từ Việt Nam - 2 tháng nhập hơn 100 tấn, trị giá chục tỷ đồng?
Xu hướngMột nửa lô hàng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang được chuyển đến Lào.