Hà Nội
23°C / 22-25°C

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào

Thứ năm, 07:00 13/05/2021 | Y tế

GiadinhNet - Những y sỹ mang trên mình màu áo lính đang hằng ngày trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Trung tuần tháng 5, dưới cái nắng của miền núi tỉnh Quảng Bình, chúng tôi có dịp thăm Trạm Y tế quân – dân y kết hợp thuộc Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tại bản Bãi Dinh, xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá.

Dân Hoá là xã vùng biên, có diện tích rộng, địa hình cách trở, đồng bào dân tộc thiểu số sống thưa thớt, cho nên công tác khám, chữa bệnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhưng từ khi có trạm quân – dân y kết hợp đóng trên địa bàn, người dân được quan tâm khám chữa, nhiều cách thức chữa bệnh không khoa học đã được bỏ, người dân tin tưởng vào thuốc của quân y sỹ.

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào - Ảnh 2.

Quân y sỹ Phan Anh Tuấn khám bệnh cho bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt chống dịch.

Chị Hồ Thị Nhím, trú tại thôn Bãi Dinh, xã Dân Hoá cho biết từ khi có trạm quân – dân y kết hợp về tại bản, người dân ai ốm đau đều tìm tới trạm, không còn cúng để đuổi "ma rừng" như trước.

"Giờ không cúng nữa, cứ có bệnh là tìm bác sỹ bộ đội thôi. Bộ đội ở đây giỏi lắm, cứ có bệnh cho thuốc uống cái là khỏi. Cứ ai bệnh là dân bản lại đưa đến nhờ bộ đội khám cho, ai mà yếu quá là nhờ bộ đội đến nhà khám", chị Nhím nói.

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào - Ảnh 3.

Vườn thuốc nam xanh mướt với nhiều loại thuốc được y sỹ tại trạm chăm sóc để phục vụ người dân.

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào - Ảnh 4.

Trạm Y tế được trang bị đầy đủ công cụ và loại thuốc để phục vụ khám, chữa các loại bệnh thông thường và sơ cứu ban đầu cho bà con.

Qua lời kể của thiếu tá Phan Anh Tuấn, quân y sỹ tại trạm được biết trước đây bà con đau ốm phải tìm đến những phương thức chữa trị truyền thống, trong đó có một số phương pháp phản khoa học, không thể chữa trị được bệnh khiến tình trạng sức khoẻ của người bệnh xấu đi hoặc họ phải đưa người bệnh tới bệnh viện với quãng đường xa, địa hình hiểm trở. Kể từ khi có trạm y tế quân – dân y kết hợp thì người dân có bệnh sẽ tìm đến khám. Khi người ở gần thấy hiệu quả sẽ truyền tai nhau đến bản sâu, bản xa hơn. Hiệu quả khám chữa bệnh cao nên các quân y sỹ dần được đồng bào tin tưởng.

Quân y sỹ Phan Anh Tuấn cho biết thêm, Trạm Y tế được trang bị đầy đủ công cụ và loại thuốc để phục vụ khám, chữa các loại bệnh thông thường và sơ cứu ban đầu cho bà con. Chỉ những trường hợp người bệnh nặng cần điều trị lâu dài thì mới chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.

Khi được hỏi về vườn thuốc nam xanh mướt, quân y sỹ Tuấn cho hay để tận dụng nguồn dược liệu quý của rừng Trường Sơn, nâng cao chất lượng điều trị bệnh và giảm chi phí hoạt động của trạm, họ đã tự tay trồng và chăm sóc những loại dược liệu được ngành y tế xác nhận là có hiệu quả chữa trị một số loại bệnh hoặc là thuốc bổ để phục vụ bà con.

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào - Ảnh 5.

Cảm thương trước hoàn cảnh của cụ Hồ Luật, anh Tuấn cùng đồng nghiệp thường xuyên tặng thức ăn cho cụ khi vào nhà thăm khám.

Sau một hồi lâu trò chuyện, quân y sỹ Tuấn phải vào bản Ka-ai để thăm khám cho một số người dân bị ốm và tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trên đường vào bản, anh Tuấn kể cho chúng tôi về những kỷ niệm trong những ngày công tác và sinh sống cùng bà con nơi đây. Theo anh Tuấn thì địa hình khu vực phức tạp, việc di chuyển khó khăn. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, các bản tại đây hầu hết bị chia cắt, nước tại các con suối chảy xiết. Trong thời gian ấy lại có nhiều bà con bị ốm, bị thương nên anh cùng đồng nghiệp tại trạm thường xuyên phải vượt suối nước chảy xiết vào bản, có những đêm mưa gió họ cũng quyết dùng đèn vào bản khám chữa cho người dân. Khi thời tiết thuận lợi, một nỗi lo khác là rắn rết và các loại dộng thực vật rừng có hại.

"Nhớ nhất là lần mưa lớn, 22h đêm rồi nghe tin trong bản Ka-ai có người bị ruột thừa viêm, phải nhanh chóng sơ cứu rồi đưa đi cấp cứu. Anh em mặc áo phao rồi tìm đoạn suối cạn nhất vào bản để đưa người ra, may mắn người bệnh được cứu chữa kịp thời", quân y sỹ Tuấn cho biết.

Theo chân y sỹ mang quân hàm xanh vào bản khám bệnh cho đồng bào - Ảnh 6.

Không chỉ khám chữa bệnh, quân y sỹ còn thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19.

Vào đến bản, mọi người ai nấy đều háo hức chào hỏi vị y sĩ khoác màu áo lính bởi bao lần ốm đau họ đều được những y sĩ tại trạm tới giúp đỡ. Trong bản, phần lớn người trẻ đều đi rừng, đi rẫy còn lại những người già và trẻ nhỏ.

Ghé vào thăm cụ Hồ Luật đã hơn 70 tuổi, bệnh tật lúc xế chiều luôn đày đoạ cụ, nhưng cụ sống một mình nên anh Tuấn và đồng nghiệp phải thường xuyên thăm khám và "viện trợ" thức ăn cho cụ.

"Bác sỹ bộ đội tốt lắm, các chú ấy biết tôi đau không đi được là đến khám rồi cho thuốc uống tôi đỡ đau. Nhà nghèo không có chi, sống một mình nên các chú thương cho cá, cho tiền mua gạo nữa", cụ Hồ Luật cho biết.

Sự kết hợp quân - dân y đã đem lại những thành tựu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ quốc phòng an ninh của vùng viễn biên Quảng Bình. Với những đóng góp của mình, những y sỹ mang quân hàm xanh luôn nhận được sự tin yêu từ đồng bào.

Hùng Trần

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 30 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top