Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thích nghi với COVID-19, sống có kiểm soát

Thứ năm, 11:47 23/04/2020 | Y tế

GiadinhNet - "Chúng ta xác định phải sống chung với dịch đến khi có vaccine và thuốc đặc trị hiệu quả", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 22/4.

Ba tháng nỗ lực

Tính đến cuối ngày 22/4, Việt Nam có 6 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Số ca mắc chững lại, trong khi số ca khỏi bệnh không ngừng tăng lên, đạt 83% (223 ca). Việt Nam là một trong 2 quốc gia, vùng lãnh thổ không có ca tử vong dù có trên 200 ca mắc.

Ngày 22/4 cũng là ngày thứ 90 Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên ở TP HCM. Ba tháng qua, chiến lược phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã được dư luận, cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng của Bộ Y tế cho rằng, điều đầu tiên cần nhấn mạnh là Việt Nam đã kiên định chiến lược, nguyên tắc phòng, chống dịch gồm: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng dập dịch và Điều trị tốt. Trên nguyên tắc, chiến lược đã được chỉ ra, Việt Nam đã có sự linh hoạt, vận dụng phù hợp tùy từng thời điểm, giai đoạn của dịch bệnh. Điều quan trọng là dù ở giai đoạn nào, chúng ta cũng áp dụng sớm và quyết liệt. Đặc biệt, Việt Nam kéo dài được giai đoạn từ khi có ca bệnh từ nguồn người nhập cảnh đến khi có trường hợp bệnh lây lan trong cộng đồng.

Cùng những tiến bộ về năng lực xét nghiệm và những quyết sách cụ thể, chiến lược điều trị theo nguyên tắc "4 tại chỗ", đến nay không có ca tử vong, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, chính sự phù hợp, linh hoạt, làm sớm và quyết liệt này không những giúp phòng bệnh tốt mà còn không gây hại đến kinh tế hay ảnh hưởng đến an sinh xã hội một cách không đáng có. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định, dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, diễn biến phức tạp, người dân tuyệt đối không chủ quan. "Chỉ cần một ca trong đám đông không quản lý được, sẽ bùng lên, không thể dập được", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Thích nghi với COVID-19, sống có kiểm soát - Ảnh 1.

Dù diễn biến dịch bệnh trong nước đang có những dấu hiệu khả quan, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. ẢNH: MINH QUYẾT

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất nhận định việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội, thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch COVID-19 và được nhiều quốc gia thực hiện.

Tuyệt đối đề cao cảnh giác

Đánh giá cao những nỗ lực Việt Nam đã đạt được trong 3 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những kết quả đó đáng trân trọng, đáng mừng. Thủ tướng lưu ý, "vui mừng nhưng phải cảnh giác", phải chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch, khi chưa tìm được vaccine.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, nhờ áp dụng biện pháp cách ly xã hội một cách đúng đắn, kịp thời nên 6 ngày qua không có ca nhiễm mới, riêng TP HCM đã là 19 ngày. Đây là thắng lợi để chúng ta chuyển sang giai đoạn phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhấn mạnh một yêu cầu rất lớn là không được để đại dịch tàn phá đất nước, mạng sống của người dân là quan trọng nhất nên Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục ngăn chặn quyết liệt, không được để dịch xâm nhập vào Việt Nam trở lại.

"Chúng ta cũng phải lưu ý, COVID-19 xuất hiện trở lại thì sự phá hoại của nó cũng là vấn đề rất lớn nên phải tuyệt đối đề cao cảnh giác", Thủ tướng nhấn mạnh. Do đó, người đứng đầu Chính phủ nhắc lại một số chủ trương mà Việt Nam đã kiên định từ đầu: Ngăn chặn triệt để từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong, chữa trị tích cực những ca nhiễm.

Về chủ trương cách ly, Việt Nam tiếp tục cách ly tất cả người nhập cảnh, người bị nhiễm hay người có nguy cơ cao. Biện pháp cách ly có thể linh hoạt, nhưng phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, chặt chẽ. Đặc biệt, dù thiệt thòi nhưng hiện nay chúng ta chưa có chủ trương tiếp nhận khách du lịch từ bên ngoài vào Việt Nam. Cùng với cách ly, yêu cầu rất lớn hiện nay phải nhanh chóng phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch sớm để điều trị, sử dụng CNTT để nhanh chóng truy vết.

"Chúng ta xác định phải sống chung với dịch đến khi có vaccine và thuốc đặc trị hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh. "Trạng thái bình thường mới" đã được Thủ tướng nhắc đến trong bài kết luận của mình. Theo đó, bắt buộc đeo khẩu trang trong các hoạt động cộng đồng (đi học, đi chợ, du lịch, tham gia giao thông công cộng, giao lưu, gặp gỡ…), bởi đây là biện pháp ngăn chặn hiệu quả; thường xuyên rửa tay sát khuẩn, kể cả sát khuẩn các phương tiện, công cụ, những vị trí bề mặt mà virus có thể bám vào; quy định mức tối thiểu giữ khoảng cách giữa người - người trong các hoạt động thường xuyên như trong sản xuất kinh doanh, lớp học, trên tàu xe, nhà hàng…; tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết, hạn chế tập trung đông người.

Một trạng thái mới được Thủ tướng đề cập thêm là nếp sống mới, văn minh, văn hoá mới, tác phong làm việc mới. Theo đó, một thời kỳ mới với ứng dụng khoa học kỹ thuật, CNTT được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý chưa áp dụng "nguy cơ cao" với toàn Hà Nội mà chỉ áp dụng với một vài khu vực như huyện Thường Tín, huyện Mê Linh và một số nơi có các ca nhiễm chưa đủ 14 ngày, những nơi này phải áp dụng nghiêm Chỉ thị 16. Những nơi còn lại của Hà Nội thuộc nhóm "có nguy cơ". Tương tự, chỉ một khu vực của Hà Giang có bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao. Các địa phương khác như các quận, huyện khác của Hà Nội, hay của Hà Giang là "có nguy cơ".

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 ở một số khu vực có nguy cơ cao, áp dụng Chỉ thị 15 ở những nơi có nguy cơ. Đặc biệt, một số hoạt động vẫn được yêu cầu cấm hoàn toàn như: Các lễ hội, sự kiện thể thao đông người, hoạt động cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, massage, tiệm trang điểm, tiệm hoa, sở thú...

Các tỉnh, thành khác cần kiểm soát chặt chẽ, theo dõi nghiêm ngặt nhưng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, hoạt động bình thường cho người dân.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định việc mở cửa hàng, các hoạt động sản xuất hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ. Theo đó, lãnh đạo địa phương phải xác định nguy cơ cụ thể của từng nơi trên địa bàn để có giải pháp cho phù hợp. Nhưng lưu ý với những nơi nguy cơ cao, không được kinh doanh trên đường phố.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Sống khỏe - 11 giờ trước

Bé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Y tế - 1 ngày trước

TPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc

Y tế - 1 ngày trước

Nam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Top