Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thích ứng an toàn, không vì ngại dịch COVID-19 mà bỏ lỡ tiêm các vaccine quan trọng khác

Thứ tư, 19:42 13/10/2021 | Y tế

GiadinhNet - Bị chó cắn sau khi tiêm vaccine COVID-19 cách đây gần 1 tháng, anh T ở Hà Nội băn khoăn liệu có nên tiêm vaccine phòng dại hay không bởi lo lắng các vaccine tiêm gần nhau sẽ bị giảm hiệu lực bảo vệ và lo vaccine dại không an toàn.

Giải đáp thắc mắc của anh T, BS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho hay vaccine phòng bệnh dại ngày nay được cải thiện vượt bậc, hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Đến nay, chưa ai dám khẳng định động vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, ngay khi bị cắn, người bệnh vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương và đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để tiêm vaccine ngay, không phải chờ theo dõi con chó hay băn khoăn tiêm vaccine dại có ảnh hưởng tới hiệu lực vaccine COVID-19 vừa tiêm. Nếu vị trí cắn ở chỗ nguy hiểm gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ… việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó, mèo cắn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có hơn nửa triệu người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng. "Tại Việt Nam hiện nay, bệnh dại vẫn là bệnh truyền nhiễm gây chết nhiều người nhất, chỉ đứng sau dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay", Thứ trưởng cho biết tại Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại hôm 28/9.

Băn khoăn của anh T cũng là tình trạng của nhiều người. Thời gian qua, do lo ngại tình hình dịch và việc di chuyển khá khó khăn tại các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, cũng như việc nhận thức chưa đúng về ý nghĩa của tiêm vaccine, tỷ lệ người dân tiêm các loại vaccine khác vaccine COVID-19 giảm rõ.

Đơn cử, hồi cuối tháng 9, tại một cuộc toạ đàm trực tuyến, BS Thái cho hay tỷ lệ trẻ nhỏ tiêm vaccine 4 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tại các tỉnh miền Nam, Trung, từ tháng 6 đến nay (tức là tới cuối tháng 9) chỉ đạt 40-50%.

BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hay lo ngại dịch, nhiều phụ huynh không cho con đi tiêm chủng. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng chưa tiêm tháng này thì có thể đi tiêm tháng sau, hoặc có thể không tiêm vaccine cũng không sao. Dù ngành y tế luôn khuyến cáo, trẻ nhỏ, kể cả người lớn tiêm phòng đúng liều, đúng lịch ngay trong đại dịch COVID-19 là việc làm cần thiết.

Không vì COVID-19 mà bỏ lỡ tiêm các vaccine quan trọng khác - Ảnh 1.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine đã được cấp phép để chủ động phòng bệnh.

Sự chủ quan, chậm trễ tiêm chủng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho trẻ. Tỷ lệ tiêm vaccine sụt giảm có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát những dịch bệnh khác, dẫn tới "dịch chồng dịch", đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhiều người.

Bên cạnh COVID-19, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công trẻ em như cúm, thủy đậu, sởi, viêm màng não, tiêu chảy cấp... Những bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ tử vong ở trẻ em rất cao hoặc để lại di chứng nặng nề suốt đời. Tiêm vaccine chính là cách phòng dịch bệnh tốt nhất, rẻ nhất và mang lại hiệu quả cao.

Những loại vaccine không thể bỏ lỡ

Theo BS Chính, hệ miễn dịch của trẻ vốn còn non yếu và chưa hoàn thiện, nếu bị trì hoãn hoặc ngắt quãng tiêm phòng sẽ lỡ mất "cơ hội vàng" để được bảo vệ, đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.

Khi tình hình dịch COVID-19 trên cả nước đã được kiểm soát, chuyển sang giai đoạn "thích ứng an toàn", các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân, phụ huynh cần đăng ký tiêm chủng ngay để bản thân hoặc con em mình không bỏ lỡ những mũi vaccine quan trọng.

Đặc biệt, với trẻ em, có một số loại vaccine chỉ có cơ hội tiêm phòng duy nhất (một lần) trong đời, nếu quá tuổi sẽ không đạt hiệu quả tối ưu hoặc không có tác dụng, như: vaccine lao, viêm gan B sơ sinh, tiêu chảy cấp do Rotavirus, vaccine 5 trong 1, 6 trong 1, phế cầu khuẩn…

Đặc biệt, trong điều kiện "thích ứng an toàn", tiêm chủng còn giúp hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn triệu chứng giữa COVID-19 với cúm mùa và một số bệnh hô hấp khác.

Do đó, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng nên tiêm chủng tối đa các loại vaccine, đặc biệt là các vaccine phòng bệnh hô hấp như cúm mùa, vaccine phòng các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván... giúp giảm bệnh lý nền liên quan hệ hô hấp, hạn chế tổn thương cho cơ thể nếu không may mắc COVID-19.

Khi tham gia tiêm chủng cần đảm bảo thực hiện "thông điệp 5K" của Bộ Y tế, làm theo hướng dẫn của cơ sở tiêm chủng (như đăng ký hẹn khung giờ, đến đúng giờ, tránh tập trung đông người) để đạt hiệu quả cao nhất trong phòng chống dịch.

Trước 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-18Trước 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-18

GiadinhNet - Đến cuối tuần này, hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi sẽ được ban hành, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết chiều 11/10.

Thu Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 2 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Y tế - 3 ngày trước

Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top