Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thứ tư, 12:01 16/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Đây là 1 trong 8 mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/11/2019.

Các nhà nhân khẩu học nhận định, già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sự chuyển đổi nhân khẩu do già hóa dân số đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi xã hội, trong đó có chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Già hóa dân số mang lại cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Việt Nam, nước ta chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2011 khi số người cao tuổi Việt Nam (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7,7% dân số, tức có 7,4 triệu người cao tuổi. Năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86% dân số. Theo dự báo tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049.

Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Ảnh 1.

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tai Trung tâm Bách Niên Thiên Đức (Hà Nội). Ảnh: N.Mai


Các chuyên gia nhận định, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Nếu các nước phát triển phải mất một thế kỷ hoặc vài thập kỷ để chuyển đổi từ 7% lên 14% dân số ở độ tuổi trên 65 như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Úc (73 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm), Anh (45 năm) ...Việt Nam sẽ chỉ mất 18 năm.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục dân số, Bộ Y tế), tại Việt Nam, người cao tuổi chủ yếu sống ở nông thôn cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, người cao tuổi đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn.

Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng tại Việt Nam chưa thích ứng già hóa dân số nhanh; việc xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức.

Thời gian qua, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số, nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó, Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

1 trong 8 mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng nêu rõ: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi; khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất đồng thời 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

Để đạt được các mục tiêu này, theo BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số), thời gian tới, nước ta cần tập trung vào một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức các nhà quản lý hoạch định chính sách cũng như toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số với đời sống người cao tuổi; giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập cho người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí.

Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho 1 tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn tật; xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính. Phát triển mạnh mẽ mạng lưới bác sĩ gia đình.

Cùng với đó, Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào phát triển các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi. Nhất là đối với người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi là những người có công với đất nước.

Xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa trên phạm vi cả nước. Trước mắt là cần hoàn thiện hệ thống lão khoa trong các bệnh viện đa khoa, phát triển hệ thống các bệnh viện chuyên khoa lão khoa ở trung ương và các tuyến tỉnh. Củng cố và hoàn thiện các bộ phận khám chữa bệnh lão khoa.

Ngoài ra, tăng cường vai trò các tổ chức chính trị xã hội trong việc xây dựng vận động thực hiện chính sách già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu có tính đại diện quốc gia và thực hiện các nghiên cứu toàn diện về dân số người cao tuổi.

Nguyễn Mai

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top