Thiên tài máy tính 8 tuổi tự học lập trình, 11 tuổi lập web riêng giờ ra sao?
Uông Chính Dương được mệnh danh là thiên tài máy tính ở Trung Quốc. Ở tuổi 23, anh có cuộc sống kín tiếng hiện làm tại bộ phận bảo mật thông tin của Google.
8 tuổi tự học lập trình, 11 tuổi lập được web riêng
Uông Chính Dương (2001) xuất thân trong một gia đình ở Hải Điến (Bắc Kinh, Trung Quốc). Bố mẹ đều là trí thức, nên Chính Dương được thừa hưởng nền giáo dục từ sớm. Khác với nhiều phụ huynh, bố mẹ nam sinh có tư duy cơi mở nên không can thiệp vào lựa chọn của con trai.
Tình cờ, bố Chính Dương mang về một quyển sách Toán tư duy. Đọc xong, anh thể hiện sự thông minh bằng cách trả lời các câu hỏi khó, tương đương với kiến thức trung học ở tuổi lên 6. Lúc này, bố mẹ chưa vội vàng đặt kỳ vọng vào Chính Dương, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng tư duy của con trai.
Năm 2009, ngành công nghiệp Internet của Trung Quốc phát triển. Một số doanh nghiệp như Shanda , NetEase và Tencent đầu tư vào việc phát triển các trò chơi trực tuyến. Rảnh rỗi, Chính Dương thường chơi điện tử để 'giết' thời gian.
Thời gian này, trò chơi trực tuyến 'Happy Farm' (Nông trại vui vẻ) đang phổ biến, nhiều người đắm chìm trong việc trộm rau, Chính Dương cũng không ngoại lệ. 1 lần, anh chạm vào phím F12, hàng loạt mã code xuất hiện trên màn hình. Nhìn thấy dòng mã nhiều màu sắc, Chính Dương quan tâm nên quyết định tự học lập trình ở tuổi lên 8.
Mặc dù lập trình phức tạp, nhưng Chính Dương vẫn cảm thấy hứng thú. Sau khi nghiên cứu, lần đầu tiên anh thành công xây dựng trò chơi mô phỏng. Lúc này, anh mời bạn bè chơi thử. Biết tin, gia đình và thầy cô ngạc nhiên vì tài năng lập trình của Chính Dương. Để nuôi dưỡng ước mơ của con, bố mẹ đã mua máy tính và thuê giáo viên dạy Chính Dương.
Là người có tài năng lập trình, nhưng Chính Dương luôn ý thức cần phải chăm chỉ và cố gắng trau dồi. Trên con đường lập trình, khó khăn Chính Dương gặp phải là tiếng Anh. Khi viết mã, nhiều thuật ngữ chuyên ngành anh không hiểu. Biết điểm yếu của bản thân, Chính Dương chăm chỉ học tiếng Anh, sau vài tháng thi đỗ chứng chỉ CET-4.

Thiên tài công nghệ Uông Chính Dương. Ảnh: Toutiao
Năm 2012, nam sinh bắt đầu xây dựng trang web đầu tiên. Trong kỷ nguyên trỗi dậy của Taobao và JD.com, nhiều sinh viên đại học không biết lập trang web, nhưng ở tuổi lên 11, Chính Dương có thể hoàn thành.
Thông qua các bài tập thực hành, khả năng lập trình của Chính Dương cải thiện nhanh chóng. Bằng cách thiết lập các trang web, 11 tuổi anh kiếm 400 NDT (1,3 triệu đồng) đầu tiên. Từ đó trở đi, nam sinh quyết định kiếm sống bằng nghề lập trình.
Gia nhập Google ở tuổi ngoài 20
Sau đó 1 năm, Chính Dương gây bão khi đăng nhập vào hệ thống trang web của trường để sửa điểm cho bản thân. Vì dành nhiều thời gian cho lập trình nên một số môn của Chính Dương không đạt. Thiên tài máy tính cho biết: "Tôi nghĩ đến việc hack trang web của trường sẽ giúp bản thân và các bạn cải thiện điểm số".
Khi biết chuyện, thay vì trách mắng ban giám hiệu chú ý hơn đến Chính Dương. Lo lắng học sinh sẽ trở thành hacker kiếm lợi bất hợp pháp, thầy hiệu trưởng đã tìm Chính Dương để nói chuyện: "Có 2 dạng hacker, 'mũ trắng' và 'mũ đen'. Mũ trắng là người bảo vệ an ninh mạng, còn mũ đen là người xấu tìm kiếm lợi bất hợp pháp. Thầy hy vọng em sẽ trở thành người hữu ích cho đất nước".
Trong lần khác, khi đang mua sắm trực tuyến Chính Dương phát hiện có thể mua hàng hoá trị giá 2.500 NDT (8,5 triệu đồng) với giá 1 xu. Nghe lời khuyên của thầy giáo, Chính Dương quyết định không lợi dụng sơ hở để kiếm lợi cho bản thân nên đã báo lại với người phụ trách trang web.
Đến năm 2014, anh tiếp tục tìm ra lỗ hổng trong kế hoạch vành đai thư viện của trang web 360. Nếu điều này được tìm thấy bởi những người khác, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trang web giáo dục. Tuy nhiên, Chính Dương đã chọn cách nhắc nhờ người phụ trách web 360. Hành động này của Chính Dương thời điểm đó thu hút sự chú ý của truyền thông.
Sau sự kiện này, danh tiếng của Chính Dương được nhiều người biết đến. Ở tuổi 13, anh vinh dự được mời tham gia Hội nghị An ninh mạng Trung Quốc. Tại đây, anh có cơ hội được gặp gỡ các ông trùm Internet.
Tham gia hội nghị xong, danh tiếng của Chính Dương lại càng được nhiều người quan tâm. Anh trở thành niềm hy vọng của mọi người. Trước sự chú ý tăng vọt, Chính Dương chọn cách im lặng không xuất hiện trước truyền thông.
Năm 2017, sau khi tốt nghiệp THPT, thay vì ở Trung Quốc Chính Dương quyết định đến Irvine (California, Mỹ) để học đại học. Hơn nữa, đây còn là nơi có nhiều công ty Internet lớn thích hợp để Chính Dương vừa nghiên cứu sâu vừa tiếp tục trau dồi kiến thức.
Từng được mệnh danh là thiên tài công nghệ trẻ của Trung Quốc, ở tuổi 23, Chính Dương đang làm tại bộ phận bảo mật thông tin của Google với mức lương cao nhưng không được tiết lộ cụ thể. Việc gia nhập ngôi nhà chung của Google, không chỉ giúp Chính Dương nâng cao trình độ kỹ thuật, còn được tiếp xúc với nhiều người giỏi trong ngành. Ngoài ra, công việc tại này hoàn toàn phù hợp với mong muốn duy trì an ninh mạng của anh.
Người Việt chi hàng tỷ đồng mua áo dài

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 6 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 1 ngày trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh Hà Nội sốt ruột chờ điểm thi lớp 10
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 30-6, nhiều thông tin lan truyền trên mạng về việc Sở GD-ĐT Hà Nội sắp công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không in trên khổ giấy A3 như công bố?
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Giáo sư Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, việc in đề thi tốt nghiệp THPT 2025 trên khổ giấy A3 hay A4 là tùy các địa phương.

Đề tiếng Anh tốt nghiệp khó như thi IELTS: Học sinh ‘khóc thét’, chuyên gia nói gì?
Giáo dục - 2 ngày trướcSáng 27/6, gần 353.000 thí sinh trên cả nước đã làm bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhận định đề môn tiếng Anh năm nay có sự tương đồng nhất định với đề thi IELTS, thí sinh 'than khóc' đề khá dài và khó, tạo ra thử thách đáng kể cho thí sinh.

Kỷ luật hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường
Giáo dục - 3 ngày trướcDo gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường, ông R.K đã bị Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Thiện (Gia Lai) ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Đề thi Toán tốt nghiệp THPT 2025 dài như văn, có đáng để thí sinh bật khóc?
Giáo dục - 4 ngày trướcThí sinh cho rằng đề Toán thi tốt nghiệp THPT 2025 khó và dài như đề văn. Giáo viên nhìn nhận đề toán năm nay có độ khó nhất định không chỉ nội dung câu hỏi mà cả từ sự khác lạ trong câu hỏi. Học sinh sẽ không có điểm may rủi như các năm trước.

Bộ GD-ĐT phản hồi về đề thi Toán, Tiếng Anh khiến thí sinh 'sốc, khóc nức nở'
Giáo dục - 4 ngày trướcSau khi kết thúc môn Toán, Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh nói “sốc”, thậm chí khóc nức nở vì đề thi quá khó. Giáo viên cũng đồng tình đề thi năm nay là thách thức với thí sinh.

Nam sinh thi đỗ 6 trường THCS, là thủ khoa 2 trường ‘hot’ ở Hà Nội
Giáo dục - 4 ngày trướcNguyễn Chí Dũng, học sinh Trường Tiểu học La Khê cùng lúc thi đỗ 6 ngôi trường THCS “hot” ở Hà Nội, trong đó có 2 trường đỗ thủ khoa.

Bị hư xe dọc đường, thí sinh vẫn kịp thi nhờ cách xử trí 'có một không hai'
Giáo dục - 4 ngày trướcThí sinh ở TP.HCM bị hư xe dọc đường, nhận thấy giờ thi cận kề, em nhanh trí "tấp" vào điểm thi gần nhất và được linh động tạo điều kiện để làm bài thi sáng 27/6.

Toàn cảnh Trường Đại học Hà Hoa Tiên ở Hà Nam vừa bị đình chỉ đào tạo
Giáo dụcGĐXH - Không bóng sinh viên, cỏ dại mọc um tùm, nhiều dãy nhà xuống cấp là những gì đang diễn ra tại Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) vừa bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ hoạt động đào tạo bậc đại học 12 tháng.