Thiếu nữ 15 tuổi tự rạch tay gây thương tích phải nhập viện, đâu là lý do?
Bệnh nhân cho biết, năm lớp 8 đã nghĩ đến tự rạch tay để giải tỏa tâm trạng từ khi tham gia một số diễn đàn. Ban đầu sợ hãi nhưng vẫn mua dao lam, để sẵn trong phòng. Khi bị mẹ mắng vì điểm kém, cảm giác thất bại và tức giận dâng trào nên đã tự rạch tay mình...
Chiều 10/3, các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đã chia sẻ về hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên, phương thức ứng phó với stress.
Lớn lên trong gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ không quan tâm... trẻ tự gây thương tích cho bản thân
Thông tin về một trường hợp điển hình của hành vi tự gây thương tích, BS Nguyễn Việt Hà cho hay mới đây, Viện Sức khỏe Tâm thần đã tiếp nhận điều trị trường hợp nữ sinh 15 tuổi nhập viện do buồn chán, tự rạch tay bằng dao lam, nghĩ đến việc tự sát.

Các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ với báo chí chiều 10/3.
Nữ sinh là T. lớn lên trong một gia đình đầy mâu thuẫn và bạo lực, những lần chứng kiến bố đánh mẹ đã trở thành ký ức không thể xóa nhòa trong tâm trí T. Cùng đó, bố mẹ mải kiếm tiền, không quan tâm đến cảm xúc của con cái, còn T. cũng không thân thiết với chị gái mình.
Lớn lên, T. dần thu mình, trở nên ít nói, khó hòa nhập. Ở trường, em bị bạn bè trêu chọc, cô lập vì tính cách nhút nhát.
Sự cô đơn kéo dài khiến em tìm đến các diễn đàn trên mạng, nơi thảo luận về căng thẳng và tự gây thương tích.
"Ban đầu em sợ hãi nhưng vẫn mua dao lam, để sẵn trong phòng. Khi bị mẹ mắng vì điểm kém, cảm giác thất bại và tức giận dâng trào khiến em lần đầu tiên rạch tay mình. Từ đó, hành vi này trở thành một cách giải tỏa cảm xúc"- BS Hà kể lại lời của T.
Khoảng nửa năm gần đây, tâm trạng T. trở nên trầm trọng hơn. Trong những lần rạch tay, bệnh nhân nghĩ đến việc rạch sâu hơn để tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
Bệnh nhân cho biết cũng luôn mặc áo dài tay để che giấu vết thương. Thời gian gần đây, cảm xúc của bệnh nhân tệ hơn nhiều, thường xuyên buồn chán, mệt mỏi, không muốn làm gì, giảm sự tập trung, luôn có ý nghĩ tiêu cực, ăn kém ngon, đêm ngủ khó vào giấc, nhiều lần rạch tay và nghĩ rạch sâu hơn để tìm đến cái chết.
Một ngày, khi bệnh nhân trốn trong nhà vệ sinh để rạch tay, bạn bè phát hiện và báo với thầy cô. Nhà trường liên hệ gia đình, đưa bệnh nhân đến Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán T. mắc trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần, kèm theo hành vi tự gây thương tích và ý tưởng tự sát.
Tại Viện Sức khỏe tâm thần, T. được điều trị tích cực bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu kết hợp với các liệu pháp tâm lý.
Liệu pháp nhận thức hành vi giúp T. thay đổi suy nghĩ tiêu cực, học cách kiểm soát cảm xúc thay vì tự làm đau bản thân. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn kỹ năng hòa nhập xã hội để giảm sự cô lập.
Liệu pháp gia đình giúp bố mẹ hiểu rõ tình trạng của T., khuyến khích giao tiếp cởi mở và xây dựng sự gắn kết.
Vì sao trẻ vị thành niên thường có hành vi 'tự làm đau bản thân'?
Bệnh nhân T. chỉ là một trong số ít trường hợp tương tự đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần bởi trong 6 tháng năm 2024, Viện đã tiếp nhận 130 - 140 trường hợp bệnh nhân trẻ vị thành niên có hành vi trên.



Hình ảnh trẻ vị thành niên tự gây thương tích cho bản thân đến Viện Sức khỏe Tâm thần để điều trị - Ảnh: BVCC
BSCK II Ngô Văn Tuất, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, thường ở giai đoạn trẻ chuẩn bị thi và sau khi thi hay có hành vi này nhất. Có những đợt, có 6-7 em cùng nhập viện. Các cháu thường có hội nhóm, có "nhạc trưởng" hô và các bạn cùng thực hiện hành vi tự gây thương tích cho bản thân. Khi nhập viện, cá bác sĩ phải tách các cháu ra, đặc biệt là người "dẫn đầu" để tránh các hành vi tiêu cực.
BSCK II Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức khỏe Tâm thần cho hay những hành vi tự làm tổn thương bản thân ở vị thành niên là hành vi do bệnh nhân chủ định gây ra, từ vết cào, cấu, cắt, véo.. đến thâm tím, sẹo chằng chịt trên cơ thể.
Các bệnh nhân thường có cảm xúc tiêu cực trước khi thực hiện hành vi, như căng thẳng, buồn bã, chán nản. Những việc như vậy có thể xuất phát từ áp lực học đường, từ các mối quan hệ với gia đình, bạn bè hoặc việc trẻ tự tạo áp lực cho bản thân buộc mình phải trở nên hoàn hảo.
"Các em thường cho biết sau khi thực hiện hành vi này giúp họ thoải mái, dễ chịu, giảm căng thẳng"- BS Hoàng Yến nói.
Dấu hiệu nhận biết là gì?
Theo các bác sĩ, hành vi tự gây ra những tổn thương trên cơ thể có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên và gặp ở nữ nhiều hơn nam. Khoảng 15-20% thanh niên có hành vi tự gây thương tích có rối loạn tâm lý đi kèm.
"Những dấu hiệu có thể nhận biết trẻ có hành vi này như trên da trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường, vết cào cấu da, vết thâm, vết rạch tay; trẻ hay ở lâu một mình chỗ kín như nhà tắm; thường xuyên mặc áo dài tay... Khi phát hiện các vết rạch, thường là ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, mặt trong đùi - đây là những vùng da mỏng, trẻ cảm nhận đau dễ dàng, dễ che giấu"- BSCK II Nguyễn Hoàng Yến cho biết.
Các bác sĩ nhấn mạnh, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn dễ tổn thương do đang có nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và não bộ. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể chịu ảnh hưởng những cảm xúc từ thời thơ ấu.
Do đó, đây là lứa tuổi cha mẹ cần quan tâm nhiều nhất, cần chú ý nhận diện sự thay đổi của trẻ về tâm lý, thay đổi vẻ bề ngoài, thay đổi các mối quan hệ... Cùng đó, việc làm sao để trẻ ứng phó được với stress là rất quan trọng.
Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục như chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ học cách chấp nhận giới hạn của bản thân. Đồng thời cha mẹ phải tạo môi trường an toàn cho trẻ, để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc của mình...
Thái Bình

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Mặc dù chưa xác định được danh tính bệnh nhân nhưng với việc khối máu tụ tăng lên nhiều kèm phù não, các bác sĩ đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống người bệnh.

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền
Y tế - 5 giờ trướcBà Thủy đưa con trai bị đột quỵ từ Bạc Liêu lên Cần Thơ cấp cứu với hy vọng duy nhất “con sẽ được cứu” dù trong túi không có tiền.

Chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối vaccine
Y tế - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong do mắc sởi
Y tế - 2 ngày trướcBé gái 4 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm là trường hợp đầu tiên ở Hà Nội tử vong do bệnh sởi trong năm 2025.

Căn bệnh khiến người đàn ông có 72 lỗ thủng trong phổi, mất khi 28 tuổi
Y tế - 2 ngày trướcNgười đàn ông 28 tuổi nhiễm trùng phổi nghiêm trọng dẫn tới những lỗ thủng trong phổi không thể phục hồi.

Bệnh viện Nhi Hà Nội cứu sống bé trai sinh cực non, đẻ rơi, chỉ nặng 900g
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng sinh non, ngừng thở, tím tái, mạch chậm, li bì, hạ thân nhiệt, phản xạ sơ sinh rất kém.

Phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi thành công cho bệnh nhân ung thư
Y tế - 3 ngày trướcBệnh nhân 26 tuổi ung thư lưỡi trái được thực hiện phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi thành công sau 8 tiếng phẫu thuật.

Kỳ tích: Thai phụ bị chấn thương sọ não, hôn mê được cứu sống ngoạn mục, sinh con khỏe mạnh
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, việc chăm sóc người bệnh ở trạng thái hôn mê, thở qua mở khí quản gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ rủi ro về tình trạng nhiễm khuẩn, thiếu hụt dinh dưỡng, loét trợt điểm tì đè và nguy cơ suy thai cao.

Phẫu thuật thành công khối u mỡ 'khủng' nặng hơn 8kg
Y tế - 3 ngày trướcKhoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An vừa phẫu thuật thành công khối u mỡ nặng hơn 8kg cho bệnh nhân Đ.T.H. (56 tuổi, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

10 thông điệp về bệnh sởi nhất định không được bỏ qua!
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.

Bệnh viện Nhi Hà Nội cứu sống bé trai sinh cực non, đẻ rơi, chỉ nặng 900g
Y tếGĐXH - Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng sinh non, ngừng thở, tím tái, mạch chậm, li bì, hạ thân nhiệt, phản xạ sơ sinh rất kém.