Thoát khỏi dị ứng
GiadinhNet - Một phương pháp chữa dị ứng hiệu quả hiện đang được áp dụng thành công tại BV Tai Mũi Họng TƯ mở nhiều cơ hội cho bệnh nhân.
Bệnh về mắt lại đến… BV Tai Mũi Họng
Đã gần một năm nay, đều đặn 6 giờ sáng thứ Hai hàng tuần, chị Nguyễn Thị Yến, ở Tây Đô, Hưng Hà, Thái Bình lại tay đùm tay nải dắt con trai Vũ Đức Khôi (6 tuổi) vượt 120 cây số lên Hà Nội để điều trị bệnh viêm kết mạc. Chị Yến cho biết, đầu năm 2010, cháu Khôi bị ngứa mắt không rõ nguyên nhân, liên tục phải dụi, mạch máu ở mắt nổi chằng chịt, hai mắt sưng mọng. Một thời gian ngắn sau, cháu bị ngứa cả người mà không phải là do dị ứng thực phẩm hay hóa chất. Cháu Khôi được các bác sỹ chẩn đoán là bị dị ứng thời tiết.
![]() |
Nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi dị ứng sau khi điều trị tại BV Tai Mũi Họng TƯ. Ảnh: T.G |
Theo y tá Đỗ Thị Bích Lan, bệnh nhân của Khoa đến từ khắp nơi trong cả nước, từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, đến các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh... Thực tế, mỗi bệnh nhân chỉ mất vài phút cho mỗi lần khám và điều trị nhưng công sức đi lại thì khá vất vả. Những trường hợp ngoại tỉnh ở xa như mẹ con chị Yến phải dành trọn một ngày đi về. Nhiều trường hợp ở xa hơn phải bắt tàu từ đêm hôm trước để sáng hôm sau có mặt tại bệnh viện.
![]() |
Điều trị bằng tiêm giảm mẫn cảm trung bình kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm vì cơ thể cần được kích thích đủ để sản xuất và duy trì kháng thể chống dị ứng. Trong 6 - 12 tuần đầu, bệnh nhân sẽ được tiêm 2 lần/ tuần, tiếp theo là 1 lần/ tuần, rồi 2 tuần/ lần, 3 tuần/ lần, 4 tuần/ lần... Cứ như vậy, khoảng cách giữa mỗi lần tiêm sẽ dãn dần ra.
Thực tế cho thấy, khá nhiều bệnh nhân điều trị lần đầu từ 3- 6 tháng hiệu quả đỡ đến 80 - 90%. Tuy nhiên, do dị ứng thời tiết là căn bệnh chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nên bệnh nhân cần tiêm nhắc lại cứ sau 6 tháng hoặc một năm. Nếu ngừng tiêm hoàn toàn thì bệnh có nguy cơ tái phát, quá trình tiêm sau này sẽ mất thời gian hơn trước.
![]() Có 3 cách điều trị bệnh dị ứng
Cách 1: Tránh tiếp xúc với dị nguyên áp dụng với dị ứng đường tiêu hóa (không ăn các loại thức ăn gây dị ứng). Với các loại dị ứng còn lại sẽ khó áp dụng (phải thay đổi môi trường vùng ở, ra nước ngoài...).
Cách 2: Tiêm giảm mẫn cảm đặc hiệu. Sau khi kiểm tra để biết bạn bị dị ứng với chất gì, bác sĩ sẽ tiêm chính chất đó vào cơ thể bạn với nồng độ rất nhỏ và tăng dần lên để kích thích tạo ra một loại kháng thể chống lại hiện tượng dị ứng.
Cách 3: Dùng thuốc chống dị ứng. Khi dùng thuốc sẽ có ưu điểm là khỏi nhanh ngay lúc đó, nhưng về lâu dài bạn sẽ phải dùng thuốc mãi và bệnh có xu hướng nặng dần lên nếu không được điều trị đầy đủ. Đây là cách chữa vào "ngọn" của bệnh, thường áp dụng kết hợp với cách 2 hoặc khi chưa có điều kiện tiêm ngay. |
Minh Ngọc

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 56 phút trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 2 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.