Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Nhằm giúp đồng bào Mã Liềng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, cùng người dân tại xã Lâm Hóa trồng 3ha cây ba kích và dổi dưới tán rừng cộng đồng.

Cây ba kích được trồng dưới tán rừng cộng đồng ở xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Khu vực trồng ba kích và dổi là khu rừng cộng đồng nằm bên bờ sông Gianh, có diện tích 6ha, đang được người dân bảo vệ nghiêm ngặt. Khu rừng có trữ lượng gỗ lớn, độ ẩm cao, độ dốc vừa phải và có nhiều loại cây dây leo mọc. Sau 18 tháng trồng và chăm sóc, cây ba kích, dổi đã bắt đầu phát triển, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.
Theo ông Đinh Xuân Thường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa, để mô hình triển khai thành công, huyện này đã tuyên truyền, vận động bà con cùng tham gia trồng ba kích và dổi; trích 200 triệu đồng thuê công ty chuyên cung cấp giống cây lâm nghiệp tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và cam kết thu mua sản phẩm cho bà con.

Hiện có 9 hộ đồng bào Mã Liềng ở bản Cáo, xã Lâm Hóa tham gia mô hình trồng ba kích và dổi dưới tán rừng cộng đồng.
Cây trồng ở xã Lâm Hóa là ba kích tím, được mua từ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Loại ba kích này có hàm lượng sâm, tính dược liệu, giá trị kinh tế cao. Tham gia trồng và chăm sóc rừng ba kích, dổi có 9 hộ đồng bào Mã Liềng ở bản Cáo, xã Lâm Hóa. Khi tham gia trồng, bà con được hỗ trợ toàn bộ 6.000 cây giống ba kích, 1.200 cây dổi, hướng dẫn kỹ thuật, chi phí phân bón, làm hàng rào và công trồng ban đầu.
Được biết, mỗi gốc ba kích sau 5 năm trồng sẽ cho năng suất khoảng 1kg củ. Loại ba kích này hiện có giá trên thị trường khoảng 500 nghìn đồng/kg. Như vậy, 3ha trồng ba kích (3.000 hố trồng) tại bản Cáo sẽ cho 3 tấn củ và dự kiến mang lại thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng cho bà con.

Được biết, mỗi gốc ba kích sau 5 năm trồng sẽ cho năng suất khoảng 1kg củ. Loại ba kích này hiện có giá trên thị trường khoảng 500 nghìn đồng/kg.
Ngoài ra, 1.200 cây dổi sau 7 năm sẽ cho thu hoạch quả. Trung bình mỗi cây cho thu hoạch 2kg quả/năm, mỗi kg có giá 500 nghìn đồng, 1.200 cây dổi nếu phát triển tốt sẽ cho bà con thu nhập thêm khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.
Theo ông Phạm Văn Lợi, trú tại bản Cáo, xã Lâm Hóa, một trong 9 hộ tham gia mô hình trồng ba kích và dổi, kỹ thuật trồng, chăm sóc ba kích, dổi không quá khó, nhưng người dân phải kiên trì, theo dõi để phát thực bì, vun gốc, cuốc cỏ, bón phân định kỳ. Khoảng một năm thì làm giàn cho cây ba kích leo.
"Dân bản được tư vấn, hỗ trợ giống và kỹ thuật trồng ba kích, dổi. Huyện cũng hứa sẽ có công ty thu mua hết khi thu hoạch nên tôi đã đứng ra trồng. Hy vọng thời gian tới, rừng ba kích, dổi sẽ mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình tôi cũng như bà con trong bản", ông Lợi nói.
Cũng như ông Lợi, thời điểm ban đầu, gia đình ông Phạm Văn Thiên, một người dân ở bản Cáo cũng không biết cây ba kích như thế nào, kỹ thuật trồng ra sao. Nhưng khi cán bộ huyện, xã tuyên truyền, giải thích lợi ích trồng cây ba kích, dổi nên gia đình ông cũng theo trồng.
"Thấy ba kích và cây dổi phát triển tốt dưới tán rừng cộng đồng, chúng tôi phấn khởi lắm. Không chỉ quyết tâm chăm sóc cây ba kích và cây dổi, chúng tôi sẽ chăm sóc, giữ rừng thật nghiêm ngặt... Từ khi trồng ba kích và dổi, bà con trong bản không còn phát nương làm rẫy. Giờ ai cũng có cuộc sống định cư, tham gia trồng rừng và phát triển mô hình kinh tế từ rừng", ông Thiên nói.

Ba kích hứa hẹn sẽ giúp bà con Mã Liềng xóa đói, giảm nghèo.
Ông Nguyễn Văn Duẫn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đánh giá, việc trồng ba kích, dổi dưới tán rừng cộng đồng không chỉ góp phần vào việc bảo vệ nguồn dược liệu quý mà còn giúp nông dân thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng.
Việc này góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn. Thời gian tới, chi cục sẽ tiến hành khảo sát, hỗ trợ để nhân rộng các mô hình sinh kế dưới tán rừng, nhằm giúp bà con vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ rừng hiệu quả.
Ba kích còn có tên là dây ruột gà, ba kích thiên, tên khoa học là Morinda officinalis stow. Một số bộ phận của cây được sử dụng làm dược liệu chữa các bệnh phong thấp, giảm huyết áp, bổ dương. Người âm hư, hỏa thịnh, táo bón cấm dùng. Một số món ăn cũng sử dụng ba kích làm nguyên liệu chế biến như thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe sinh dục cho nam giới.
Theo Dân Trí

Theo quy định mới, Việt Nam có thể chỉ còn 3 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng?
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 24, doanh nghiệp muốn được cấp phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Nếu theo quy định này, Việt Nam chỉ có 3/38 doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện sản xuất vàng.

Vượt xa Campuchia, Thái Lan, một mặt hàng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, chiếm tới 97%
Xu hướng - 2 ngày trướcMặt hàng này của Việt Nam hiện rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Nông sản Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xu hướng - 5 ngày trướcCác mặt hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm.

Chợ nhà Xanh - nơi được mệnh danh là 'thiên đường mua sắm' ảm đạm đến lạ thường!
Xu hướng - 5 ngày trướcGĐXH - Không còn giữ được cảnh nhộn nhịp như trước, chợ Nhà Xanh trên tuyến đường Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng nhiên vắng lặng, nhiều ki-ốt đóng cửa không bán hàng.

Người Trung Quốc thừa nhận 'ăn đứt' hàng nội, 'sản vật trời ban' của Việt Nam được săn lùng với giá đắt đỏ, xuất khẩu bỏ xa cả thế giới
Xu hướng - 6 ngày trướcViệt Nam hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại hạt này.

Một loại lá dân dã của Việt Nam bất ngờ được săn lùng với giá đắt đỏ: Xuất khẩu tăng 300%, là vị dược liệu quý hiếm ít quốc gia sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại lá này còn là bài thuốc quý đối với sức khỏe với những công dụng bất ngờ.

Loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, từng có giá 15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam cũng trồng
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại quả này có giá cả đắt đỏ do quy trình trồng trọt tốn rất nhiều công sức. Tại Việt Nam cũng đã có người trồng thành công loại quả này.

Hàng trăm ki-ốt ở chợ Rồng Nam Định đồng loạt đóng cửa, quang cảnh đìu hiu
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Những ngày gần đây, chợ Rồng ở TP Nam Định, nơi vốn vô cùng sầm uất bỗng trở nên vắng lặng lạ thường khi hàng trăm ki-ốt bất ngờ đồng loạt đóng cửa.

Giá chung cư Hà Nội vì sao tăng cao?
Xu hướng - 1 tuần trướcTheo chuyên gia, giá chung cư tại Hà Nội cao bởi các chi phí đầu vào của một dự án nhà ở thương mại hiện nay cao. Trong đó, chi phí đất đai chiếm 25%, tại vị trí vàng chiếm 40-50% giá thành; ngoài ra nhóm chi phí xây dựng đang có xu hướng tăng lên khá cao thời gian qua...

Loại quả bình dân của Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ săn lùng, ví như "vàng xanh", Bến Tre trồng cực nhiều
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, loại cây này rất nhiều, trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang...

Một mặt hàng của Việt Nam ngày càng đắt hàng tại Nga: Thu gần 64 triệu USD kể từ đầu năm, nước ta xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
Xu hướngNga đã chi 64 triệu USD nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam kể từ đầu năm.