Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời gian vàng sơ cứu khi bị bỏng axít

Thứ hai, 09:52 04/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều vụ tạt axít thương tâm khiến nạn nhân bị bỏng nặng dẫn đến thương tật vĩnh viễn và tàn phế. Theo các chuyên gia, việc sơ cứu đúng cách khi bỏng axít ban đầu rất quan trọng. Đây được coi là “thời gian vàng” có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.

Nữ sinh bị tạt axít tại TP HCM đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: T.N
Nữ sinh bị tạt axít tại TP HCM đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: T.N

Cơ thể bị hủy hoại vì bỏng axít

Mới đây, khi đang tham gia giao thông trên đường Quang Trung, thuộc P.14, Q.Gò Vấp, TP HCM, hai cô gái chở nhau bằng xe gắn máy đã bị hai thanh niên đi trên xe phía sau bất ngờ tấn công bằng axít. Cả hai cô gái đều dính axít nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó cô gái điều khiển xe bị bỏng nặng, còn cô gái ngồi sau bỏng nhẹ. Bệnh nhân được xác định bỏng 4% đến 5% (độ I, II). Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị bỏng lưỡi, bỏng mắt độ 3 - 4. Axít đã tấn công vào giác mạc khiến mắt bệnh nhân bị bỏng trắng, khó giữ được thị lực. Bước đầu, công an xác định vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn ghen tuông trong mối quan hệ đồng tính.

Đây chỉ là một trong rất nhiều những trường hợp thương tâm do việc tạt axít gây ra. BS Nguyễn Thống – Trưởng khoa Bỏng (BV Xanh Pôn) cho biết, ngoài các vụ tạt axít do mâu thuẫn cá nhân vẫn có rất nhiều trường hợp bất cẩn dẫn đến bị bỏng axít. Một khi đã bị dính phải thứ hóa chất nguy hiểm đó, việc phục hồi nguyên vẹn vùng bị tổn hại là rất khó khăn.

Axít là chất ôxy hóa nguy hiểm tác động nhanh, hậu quả để lại rất lớn. Axít có nhiều loại, trong đó có 3 loại axít vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axít sunfuric (H2SO4), axít nitric (HNO3) và axít clohidric (HCl). Các axít này có tính ôxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc sẽ gây bỏng, tổn thương nhanh chóng khi tiếp xúc trực tiếp qua da. Tùy theo loại và lượng axít mà nạn nhân có thể bị cấp độ nông hay sâu, bỏng nặng hay bỏng nhẹ.

Khi tác động lên cơ thể, axít sẽ phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ, gây hoại tử từ ngoài vào trong. Chỉ cần dính axít vào da chưa đầy 5 giây có thể khiến nạn nhân bỏng nặng. Nếu không được sơ cứu kịp thời, axít sẽ tiếp tục làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác. Trong khi đa phần nạn nhân vụ tạt axít hầu hết đều bị tạt vào vùng mặt, ngực, mắt dẫn đến nguy cơ mù mắt do axít ăn mòn giác mạc và có thể phá hủy một phần hộp sọ nếu axít bị phủ lên đầu.

Với những nạn nhân bỏng axít, việc áp dụng các phẫu thuật ghép da, dùng các vạt da che phủ vùng bị tổn thương cũng chỉ giúp cải thiện phần nào. Khả năng lấy lại hình dạng ban đầu của da là rất khó, gần như là không thể đối với người đã bị bỏng sâu do axít.

Chỉ nên dùng nước sạch sơ cứu bỏng axít

BS Nguyễn Thống khuyến cáo, việc sơ cứu ban đầu đúng cách vô cùng quan trọng giúp nạn nhân giảm đáng kể tổn thương. Việc để axít càng lâu tác hại càng nặng nề. Thông thường người dân không hiểu được quá trình đó cho nên khi bỏng họ kêu la rồi chạy đến bệnh viện ngay vô tình làm mất đi “thời gian vàng” của bệnh nhân. Khâu xử lý ban đầu khi bị bỏng axít là phải rửa ngay dưới vòi nước sạch ngay từ giây đầu tiên. Việc này sẽ giảm đau, phù nề, xung huyết, mức độ sâu của bỏng, đồng thời nó còn hút nóng rát làm giảm mức độ sẹo bỏng. Nếu ngâm trong chậu nước phải thay nước, nếu xả dưới vòi nước phải xả liên tục nhưng phải tránh để axít loang thêm ra các vùng khác trong khoảng 15 phút.

Theo GS.TS Lê Năm – nguyên Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, bỏng axít đa phần là bỏng sâu phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện nhưng sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Việc nên làm trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là đưa được bệnh nhân ra khỏi vùng bị bỏng và dùng nước sạch dội vào vùng bị tạt axít sẽ giúp hạn chế tối đa quá trình axít hút nước của cơ thể.

Nước có tác dụng với nhiều loại bỏng như bỏng do nhiệt, hóa chất, điện. Tuy nhiên, với bỏng điện phải ngắt được nguồn điện, đưa nạn nhân ra khỏi nguồn điện sau đó mới sử dụng nước. Với bỏng axít nếu còn nguyên quần áo, dội nước lên sẽ hòa loãng được axít rất tốt cho nạn nhân. Nhiều người trong dân gian lo sợ việc xối nước sẽ khiến vết bỏng phồng lên nhưng nếu phồng lên thì chứng tỏ vết bỏng nông, việc điều trị đơn giản hơn còn khi đã bỏng từ độ 4, độ 5 thì vết bỏng sẽ không phồng lên nữa.

Không dùng các loại thuốc mỡ, mỡ trăn để trị bỏng và cũng không chườm đá vì có thể gây tổn thương da, thậm chí dẫn tới bỏng kép, do sự chuyển đổi nhiệt độ quá đột ngột từ trạng thái nóng sang lạnh. Nếu axít bắn vào mắt nạn nhân, cần giữ nạn nhân thật bình tĩnh không để họ dụi mắt hay có bất cứ tác động nào, tránh khiến mắt tổn thương nặng thêm, tăng nguy cơ mù lòa. Cần nhanh chóng nhất có thể dùng nước sạch để rửa. Hãy rửa mắt bằng cách cúi úp mặt xuống nước rồi chớp mắt nhiều lần để rửa axít ra khỏi mắt càng sớm càng tốt. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Các chuyên gia nhấn mạnh, việc tích cực trong điều trị với các nạn nhân bị bỏng do axít chỉ là một phần, bên cạnh đó còn phải hướng dẫn cụ thể sau điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà ổn định tâm lý trước khi bước ra khỏi bệnh viện. Bởi họ sẽ phải đối diện với tình trạng nhan sắc, hình thể bị biến dạng, ảnh hưởng khả năng lao động và cuộc sống.

Khi sơ cứu cho nạn nhân bị bỏng axít, cần lưu ý tránh:

- Hốt hoảng cởi quần áo có dính axít ra khỏi người nạn nhân mà không để ý tới phần quần áo đã dính với vết bỏng nặng. Điều này dễ khiến họ bị rách da thịt, đau đớn thêm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

- Người sơ cứu không dùng tay không chạm vào vùng bị bỏng, nên đeo bao găng vì có thể người sơ cứu cũng bị bỏng axít.

- Kỳ cọ khi rửa vết thương vì nghĩ làm vậy sẽ trôi hóa chất nhưng đó là một sai lầm.

- Ngâm trực tiếp trong chậu nước sẽ không bằng rửa dưới vòi nước chảy xuôi xuống để axít trôi đi. Với bỏng nước, bỏng nhiệt thông thường thì ngâm nước lạnh sẽ giúp xoa dịu cảm giác bỏng rát, song bỏng axít lại không nên áp dụng vì hóa chất không tan có thể nổi lên làm tổn thương vùng da bình thường,khả năng nhiễm trùng cao.

GS.TS Lê Năm

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top