Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời tiết thay đổi liên tục, có nên tự dùng khí dung tại nhà?

Thứ sáu, 10:04 11/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vừa trải qua nhiều ngày nồm ẩm. Lại thêm đợt không khí lạnh tràn về, lượng bệnh nhi tới khám tại các bệnh viện lớn tăng đáng kể. Trong số đó, không ít trẻ phải đi viện nhiều lần do mắc các bệnh mãn tính, bệnh dễ tái diễn do tác động của thời tiết.

BS Nguyễn Văn Thường khám cho một trường hợp bị viêm phổi, tái diễn nhiều lần do thời tiết thay đổi. Ảnh: V.Thu
BS Nguyễn Văn Thường khám cho một trường hợp bị viêm phổi, tái diễn nhiều lần do thời tiết thay đổi. Ảnh: V.Thu

Tăng 30% số bệnh nhi vì trời nồm

Bế cậu con trai 4 tháng tuổi trên tay đang khóc ngằn ngặt, chị Nguyễn Thị Tâm (ở Thường Tín, Hà Nội) cho biết, sau Tết, con trai chị bị ho nhiều. Chị cho con vào viện và được chẩn đoán là viêm phổi, điều trị vài ngày có dấu hiệu đỡ, bác sĩ cho ra viện. Nhưng khi thời tiết trở nồm, mưa lùn phùn, bệnh viêm phổi tái phát, chị lại phải đưa con vào viện, đến hôm nay đã là ngày thứ ba.

BS Nguyễn Văn Thường - Trưởng khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, thời tiết nóng - lạnh thất thường, thêm một đợt trời nồm, độ ẩm luôn trên 94 - 95% như những ngày qua khiến lượng bệnh nhi vào khoa khám và nhập viện tăng đột biến, có ngày lên tới gần 60 cháu, tăng 50% so với bình thường. Trong đó, có nhiều ca bệnh phải tới viện nhiều lần. Khi gió mùa Đông Bắc về như hôm qua (10/3), độ ẩm giảm nhưng vẫn cao, lại có thêm gió, dự báo số bệnh nhi vẫn tiếp tục tăng.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ThS Nguyễn Thành Nam - phụ trách khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Thông thường, trong những ngày trời nồm ẩm, thay đổi thời tiết liên tục, lượng bệnh nhi tới khám có tăng, nhưng số nhập viện không tăng đáng kể. Số bệnh nhi đến khám tăng khoảng 15 - 20%. “Hầu hết các dạng bệnh mãn tính, bệnh liên quan đến đường hô hấp đều dễ trở nặng trong điều kiện thời tiết này, nhất là hen, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên...”, BS Thường cho biết. Nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản với những cơn ho dai dẳng, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ lo lắng, bất an.

Lý giải tình trạng bệnh tập trung vào nhóm bệnh hô hấp, BS Thường cho biết, thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho virus sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ, khiến số trẻ nhập viện khám và điều trị tăng lên. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm một số loài vật ký sinh nằm trong góc nhà, giá sách, đệm, thảm trải sàn... khiến tăng nguy cơ cơn hen bùng phát.

Đây cũng là nguyên nhân khiến các bác sĩ khi khám bệnh cho các bệnh nhi viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm tiểu phế quản, hen… đều nhắc nhở các phụ huynh về nhà cần kiểm tra phòng ngủ, giường nệm, giá sách, thảm trải nhà… có nấm mốc hay không. Khi dọn dẹp sạch chỗ nấm mốc, thay ga đệm, giặt rèm cửa… thì cơn ho của trẻ có thể cũng dịu hơn.

Bên cạnh các bệnh về hô hấp, sốt, BS Thường cho biết thêm, các bệnh sởi, thủy đậu hay chân tay miệng cũng rất dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Hiện trong khoa Nhi tổng hợp, những trẻ mắc thủy đậu, chân tay miệng độ 1 được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà. Một số trẻ khác mắc bệnh chân - tay - miệng độ 2 được bác sĩ giữ lại điều trị một vài ngày.

Làm gì khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu độ ẩm không khí tăng cao, trời mưa lùn phùn, nhiệt độ thấp, hãy đóng kín cửa để hạn chế gió lùa vào nhà mang theo hơi nước, khiến không khí ẩm càng tăng cao. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt để lau khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen.

Một vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm là trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay, nhiều trẻ được chỉ định dùng khí dung (xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ) để hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn. Tuy nhiên, có nên tự dùng khí dung cho trẻ ở nhà?

Theo BS Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM), tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để xông khác nhau. Chẳng hạn như bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì thường dùng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng. Nhưng những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn thì trẻ sẽ được xông ventoline trong cơn cấp. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đàm nhớt thì xông khí dung bằng nước muối rất tốt để làm loãng đàm, trẻ dễ ho và tống được đờm nhớt ra ngoài.

Khi sử dụng máy phun khí dung, BS Thanh khuyến cáo, phải tuân thủ cách pha thuốc, vì nếu pha không đúng liều lượng hoặc quá loãng hay quá đặc, các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong phế quản. Nên lưu ý, khi xông bằng máy phải đảm bảo vệ sinh, sử dụng dây và mặt nạ riêng và sau mỗi lần xông phải được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Sau một thời gian sử dụng máy, phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi trùng và nấm mốc.

BS Thanh khuyến cáo: “Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc xông, nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh, mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn...”.

Không tự ý dùng thuốc xông khí dung

BS Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM) đưa ra lời khuyên: “Nên lưu ý các loại tinh dầu, tuy làm thông mũi nhưng không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ quá nhỏ có thể gây ức chế hô hấp. Cũng không được lạm dụng bừa bãi, vì nó sẽ làm cho nghiện và làm giảm khứu giác. Cách tốt nhất mà phụ huynh có con em bị suyễn , có thể thực hiện tại nhà và y học đã chứng minh là hiệu quả tương đương với máy xông khí dung, là sử dụng bình xịt định liều qua ống hít (babyhaler) có bán tại các nhà thuốc. Trẻ nên được khám và sử dụng thuốc xông theo sự hướng dẫn của bác sĩ”.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top