Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thót tim với những ca tự ý thay phác đồ điều trị tiểu đường

Thứ ba, 08:10 20/03/2018 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, chỉ hơn một tháng sau Tết Nguyên đán, Bệnh viện liên tiếp cấp cứu các trường hợp hôn mê, đe dọa tính mạng bệnh nhân chỉ vì không tuân thủ phác đồ điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.


Thăm khám cho một bệnh nhân bị rối loạn đường huyết tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.     Ảnh: T.Quỳnh

Thăm khám cho một bệnh nhân bị rối loạn đường huyết tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: T.Quỳnh

Suýt gặp thần chết vì tự ý thay phác đồ

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận bệnh nhân T.T.T (61 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, mất nước nặng, huyết áp tụt chỉ còn 75/50 mmHg; kèm theo xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh, rối loạn dao động từ 90-130 lần/phút. Ngay lập tức, các bác sĩ và điều dưỡng kíp trực tiến hành cho bệnh nhân thở máy hỗ trợ, làm khí máu, truyền dịch nhanh để nâng huyết áp qua hai đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.

ThS.BS Nguyễn Minh Tuấn (Phó Trưởng khoa Cấp cứu) - người trực tiếp thực hiện ca cấp cứu cho bệnh nhân T cho biết, đây là trường hợp tăng đường huyết hiếm gặp đối với bệnh nhân tiểu đường vì đường máu của bệnh nhân lúc vào viện tăng cao lên đến 62 mmol/L (gấp 10 lần ngưỡng bình thường), suy gan, suy thận, toan chuyển hóa nặng kèm theo rối loạn điện giải. Lúc này, tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không nhanh chóng được xử trí kịp thời.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân T cho thấy, bệnh nhân đã điều trị bệnh tiểu đường được 17 năm. Dù là bệnh mãn tính, phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định, nhưng suốt 7 ngày trước khi vào viện cấp cứu, bệnh nhân lại bỏ thuốc hoàn toàn. Điều này khiến đường huyết tăng cao không thể kiểm soát, dẫn tới tình trạng nguy kịch.

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân tự ý không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. ThS.BS Nguyễn Ngọc Thiện (Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, trung bình mỗi tháng Khoa phải tiếp nhận và xử lý 2-3 ca mắc tiểu đường bị bỏng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Đơn cử, mới đây ông T.N.H (42 tuổi, ở Hàng Bè, Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, sưng nề tấy đỏ lan tỏa toàn cổ chân, đường huyết tăng cao nhiễm Ceton niệu. Năm ngoái, ông H được chẩn đoán tiểu đường typ 2. Chủ quan, ông H thường xuyên bỏ thuốc. Hai tuần trước khi vào viện, ông H bị sưng nề mắt cá trong bàn chân trái. Đáng nói, ông không tới viện khám mà tự ý ngâm chân bằng nước đun nóng cùng hỗn hợp lá lốt, gừng, muối không rõ nhiệt độ 2 lần/ngày. Sau khoảng 2 ngày, chân ông H bắt đầu xuất hiện tình trạng bong da, loét bỏng rộp và chảy mủ nhiều tại vị trí bị tổn thương, sốt cao sưng tấy đỏ bàn chân, chảy dịch hôi vàng trong và có dấu hiệu lan rộng nhanh. Khi được gia đình đưa vào viện, ông H có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao kèm sưng nề tấy đỏ cẳng cổ bàn chân lan lên 1/2 bàn chân, đường huyết cao 27,7 mmol/l kèm theo nhiễm ceton niệu.

Cũng ngâm chân bằng “thần dược” lá hỗn hợp chữa biến chứng bàn chân do tiểu đường, bệnh nhân N.V.D (61 tuổi, ở Mỹ Đức, Hà Nội) phải đến viện vì vết thương ở chân bị bỏng sâu, chảy dịch hôi thối, lan rộng. Vào tới viện, vết thương của bệnh nhân D đã nhiễm trùng, hoại tử sâu rộng, rất nghiêm trọng. Còn bệnh nhân V.A.L (59 tuổi, ở Sơn La) đã phải “từ biệt” bàn chân do biến chứng bỏng quá nặng, hoại tử sâu và không còn dấu hiệu phục hồi. Trước đó, ông L đã tự ý ngâm chân vào loại nước tương tự ông H, ông D trên đây.

Những lý do đơn giản đe dọa mạng sống bệnh nhân tiểu đường

BS Trần Văn Đồng, Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, sau Tết, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường phải nhập viện cấp cứu có gia tăng. BS Đồng cho hay, không ít bệnh nhân tiểu đường đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đường máu tăng cao. Nặng hơn nữa, có những bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, nguy cơ tử vong cao vì những lý do tưởng chừng như đơn giản: Thói quen sinh hoạt, ăn uống bị xáo trộn, quên uống thuốc, hết thuốc, ngại thử đường máu...

Một trong biến chứng nặng của bệnh nhân đái tháo đường là hôn mê do tăng đường huyết. Có hai thể hay gặp là hôn mê do nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây là những biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Đặc trưng của bệnh là thiếu hụt insulin nặng và đường máu tăng quá cao làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan, hôn mê. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.

“Trong khi hôn mê nhiễm toan ceton (thường xảy ra ở bệnh nhân đái đường typ 1) có diễn biến nhanh trong vòng 24h, thì hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2) lại có diễn biến thầm lặng với các biểu hiện: Đái nhiều, khát nước, sụt cân vài ngày trước khi nhập viện”, BS Đồng nói.

Các chuyên gia khuyến cáo, với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện sớm nhất của tình trạng này là đường máu của bệnh nhân tăng dần, dẫn đến đái nhiều (nước tiểu màu vàng hoặc vàng sậm), khát nước, sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Một số triệu chứng thần kinh như: Lơ mơ, ngủ gà, hôn mê. Ngay khi người bệnh tiểu đường có các biểu hiện trên kèm theo thử đường máu nhanh thấy tăng cao (trên 13,9 mmol/L) thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

BS Trần Văn Đồng, Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết: Người bệnh tiểu đường cần giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh, nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì đường huyết ổn định. Cần đi khám đúng hẹn, không tự điều trị, tự uống thuốc, tự ý bỏ thuốc hay bỏ tiêm insulin, hoặc thuốc này hết tự tăng liều thuốc khác lên... hết sức nguy hiểm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có uy tín khám bệnh theo định kỳ để xác định chỉ số đường huyết, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn kịp thời đồng thời có những chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 21 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top