Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thụ tinh nhân tạo cho... muỗi

Thứ hai, 14:47 20/01/2014 | Y tế

GiadinhNet - Để phục vụ công tác nghiên cứu, Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phải tiến hành một công việc vô cùng kỳ quặc: Nuôi muỗi. Công việc này góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu, tìm ra các vấn đề liên quan đến những loại bệnh do muỗi gây ra cho con người.

Thụ tinh nhân tạo cho... muỗi 1

Các nhân viên Khoa Côn trùng dùng máy soi để nghiên cứu muỗi và thực hiện việc thụ tinh nhân tạo cho chúng. Ảnh: Phượng Hoàng

 
Bật điều hòa cho muỗi…ngủ
 
TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết, để phục vụ công tác nghiên cứu côn trùng truyền bệnh và cách phòng chống bệnh, Khoa Côn trùng phải duy trì nhiều chủng muỗi. Số muỗi này không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu  mà còn cung cấp muỗi cho các sinh viên ngành Y.
 
Việc bắt muỗi ngoài tự nhiên không phải lúc nào cũng được như mong muốn, nên trong Khoa Côn trùng luôn nuôi hàng ngàn con muỗi để thuận lợi trong công việc.
 
Các cán bộ của Khoa Côn trùng phải thay nhau chăm sóc đàn muỗi. Phòng nuôi muỗi luôn phải bật điều hòa cho phù hợp với điều kiện sống của chúng. Anh Nguyễn Văn Đạt, nhân viên trực tiếp chăm sóc đàn muỗi cho biết, công việc hàng ngày của anh là xem đàn muỗi có bị quá nóng hay quá lạnh hay không để điều khiển nhiệt độ phù hợp.
 
Anh cùng các nhân viên khác thường phải kiểm tra sự an toàn cho lũ loăng quăng, bọ gậy, vì đôi khi chúng sẽ bị kiến “xâm hại”. Chúng được ăn theo chế độ phù hợp, các khay nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nhân viên ở đây cũng phải theo dõi sát việc phát triển của bọ gậy khi chúng biến thành loăng quăng, sau đó bắt riêng chúng ra, cho sẵn vào lồng để tránh bay ra môi trường bên ngoài.
 
Đối với muỗi lại có chế độ chăm sóc khác. Chúng được nhốt vào các lồng, thường xuyên cho đốt vật nuôi để lấy máu. Vật nuôi có thể là chuột bạch hoặc gà... Anh Đạt cho biết, những lúc muốn muỗi sinh sản, cần kích thích bằng cách cho chúng hút máu động vật, thậm chí là máu người.
 
Có một số chủng muỗi chỉ thích hút máu người nên nếu muốn chúng sinh sản, các nhân viên phải thay nhau chìa tay vào lồng nuôi cho muỗi đốt. Đương nhiên, các nhân viên phải bôi thuốc phòng bệnh từ trước.

Ép muỗi… đẻ

TS Vũ Đức Chính cho biết,  nuôi muỗi gặp nhiều vấn đề phức tạp. Các chủng muỗi sống ngoài tự nhiên có những cảm nhận riêng biệt. Chúng thường tìm những nơi có không gian, môi trường thuận lợi, các khu vực có nước với điều kiện đủ thức ăn thì mới giao phối và đẻ. Thế nhưng, trong điều kiện của phòng nghiên cứu, cho dù đã được điều chỉnh nhiệt độ và tạo các khay nước đủ thức ăn nhưng có một số loài muỗi vẫn kiến quyết… không chịu đẻ. Chính vì vậy, để duy trì chỉ có cách thụ tinh nhân tạo cho muỗi.

“Với những chủng muỗi không tự giao phối, chúng tôi sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo. Chúng tôi gây mê 2 con muỗi rồi cho chúng tiếp xúc với nhau. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng, nếu gây mê quá liều sẽ làm cho muỗi chết”, TS Vũ Đức Chính chia sẻ.

Nhưng việc thụ tinh nhân tạo chưa hẳn đã khiến muỗi sinh đẻ được, vì có một số loài muỗi dù “mang bầu” nhưng không thể thích nghi với điều kiện môi trường phòng thí nghiệm và không chịu sà xuống nước để đẻ. Khi ấy, các nhân viên của Khoa Côn trùng lại phải đổi phương án là cắt bớt một cánh của muỗi cái rồi cho chúng nằm trên mặt nước có đủ thức ăn cho chúng sinh nở.

TS Vũ Đức Chính cho biết, việc bắt các chủng muỗi ngoài tự nhiên về nghiên cứu rất phức tạp. Để bẫy được muỗi, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải dùng đèn lùa muỗi vào lồng. Một số loại muỗi chỉ có thể dùng chính cơ thể người để bẫy. Khi đó, các nhân viên của Khoa Côn trùng phải trực tiếp ngồi chìa chân cho muỗi đốt rồi dùng các dụng cụ chụp chúng lại.
 
Có loài muỗi chỉ đốt ban ngày, nhưng có một số khác lại chỉ đốt người vào ban đêm nên việc bắt muỗi cũng phải tuân theo quy luật này. Điều đáng nói, việc đi bắt muỗi ngoài tự nhiên rất dễ dẫn đến việc người ngồi làm “bẫy” sẽ bị muỗi truyền bệnh. Không ít người ở Khoa Côn trùng đi bắt muỗi đã bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết… 

Hoàng Phương

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 2 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 3 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 4 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Top