Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly

GiadinhNet - Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi, trên cơ sở đó giám sát chặt đối tượng liên quan, tiếp xúc gần, điều tra khai thác nơi tới lui, phương tiện di chuyển của các bệnh nhân, người nghi ngờ mắc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly - Ảnh 1.

Giám sát chặt chẽ cộng đồng, chặt đứt nguồn lây là quan trọng nhất

Sau khi nghe báo cáo của các sở, ban, ngành địa phương tại cuộc làm việc với Vĩnh Phúc sáng 5/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và các thành viên đoàn công tác đánh giá rất cao sự quyết liệt, tích cực của ngành Y tế Vĩnh Phúc và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trong phòng chống dịch do nCoV, đặc biệt trong quyết tâm bao vây nguồn lây.

Theo PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đơn vị đã 3 lần trực tiếp tới Vĩnh Phúc (từ khi xuất hiện những người trở về từ Vũ Hán đầu tiên) cho biết, ngoài 4 ca từ Vũ Hán về, Vĩnh Phúc đã có 1 ca lây nhiễm cộng đồng cho thấy có dấu hiệu nguồn lây xâm nhập cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly - Ảnh 2.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trò chuyện với một trường hợp cách ly tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

"Chúng ta cần chuẩn bị khả năng có ca mắc mới trong cộng đồng thời gian tới để chủ động trong xử lý từ tiếp đón, điều trị, dự phòng…, không bị động, bất ngờ" – ông Dương nhấn mạnh

Cũng theo ông Dương, trong phòng chống dịch do nCoV, nhiệm vụ giám sát chặt chẽ cộng đồng phải đưa lên hàng đầu, y tế cơ sở phải rà soát chặt chẽ, hàng ngày báo cáo lên trên (lên huyện, tỉnh), để quản lý chặt ngay nguồn lây.

"Trong chống dịch, khoanh được nguồn lây cực kỳ quan trọng để chặt đứt nguồn lây" – ông Dương khẳng định. Từ đó, Vĩnh Phúc phải quản lý người tiếp xúc gần, người liên quan dịch tễ. Ngoài ý thức tự cách ly tại nhà của người dân, rất cần sự chủ động của y tế cơ sở trong việc nắm bắt thông tin. 

Kinh nghiệm từ các ca dương tính nCoV tại Việt Nam cho thấy, với trường hợp trong vòng "nghi ngờ", đang cách ly tại nhà, nếu chỉ cần có dấu hiệu uể oải, "gai gai người" đã phải đi cách ly tập trung, y tế lấy mẫu xét nghiệm ngay.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly - Ảnh 3.

Thứ trưởng kiểm tra pano thông báo về dịch bệnh do nCoV tại phòng khám bệnh lý hô hấp cấp tính

"Phải coi các trường hợp nghi ngờ, trường hợp cách ly là một ca bệnh thật sự, không để xảy ra lây chéo, đặc biệt lây chéo cho nhân viên y tế. Trung tâm Y tế huyện phải cử người xuống cắm chốt, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, cùng y tế thôn, xã nắm bắt thông tin, báo cáo ngay cho cấp trên" – ông Dương nói.

Khuyến nghị với Vĩnh Phúc, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Y tế dự phòng tham gia đoàn công tác cho biết, tại các phòng cách ly, cần bố trí thông thoáng, không để các trường hợp nghi ngờ, theo dõi ở gần nhau, buộc hạn chế người vào thăm. Các trường hợp theo dõi phải được cấp suất ăn tại chỗ, yêu cầu đeo khẩu trang, thực hành phòng bệnh đúng hướng dẫn; Phòng bố trí nước rửa tay, xà phòng để bệnh nhân, người nhà đủ để rửa tay; Khử khuẩn, lau dọn bằng dung dịch Chloramin B…

Lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cơ bản đáp ứng theo yêu cầu chuyên môn thu dung, điều trị bệnh nhân nghi ngờ/nhiễm nCoV. Thứ trưởng cũng đánh giá cao phương án xây dựng bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

Đồng tình cao với những nỗ lực của Vĩnh Phúc ngay từ đầu được thông báo về các trường hợp trở về từ Vũ Hán dương tính nCoV, Thứ trưởng đề nghị Vĩnh Phúc tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân, trường hợp nghi ngờ, trường hợp tiếp xúc gần, liên quan người trở về từ Vũ Hán, hoặc dương tính với nCoV.

"Trong cách ly có 2 loại: Cách ly tập trung y tế và cách ly tại cộng đồng. Các trường hợp này cần phải theo dõi chặt chẽ" – Thứ trưởng chỉ đạo. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi trường hợp nghi ngờ, cách ly - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại cuộc làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc, sáng 5/2.

Vĩnh Phúc phải lập bản đồ dịch tễ, bảng theo dõi, trên cơ sở đó giám sát chặt đối tượng liên quan, điều tra khai thác nơi tới lui, phương tiện di chuyển của các bệnh nhân.

"Phải lập được danh sách họ tên, địa chỉ (từ thôn/xóm, số nhà…), số điện thoại các đối tượng theo dõi tại cộng đồng. Yêu cầu đối tượng được cách ly hàng ngày thông tin về y tế cho cơ quan y tế địa phương (ngày 2 lần sáng – chiều) về tình hình sức khoẻ (sốt, ho, tức ngực khó thở). Nếu đối tượng không chủ động thông tin thì cán bộ y tế cơ sở, y tế thôn, bản, hội viên, thành viên ban chỉ đạo phải vào cuộc, trực tiếp xuống tận từng nơi ở của đối tượng lấy thông tin"- Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Theo đó, những người có biểu hiện của bệnh, thậm chí chỉ cần nghi ngờ dấu hiệu, cần đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngay. Những trường hợp theo dõi tại cộng đồng sau 14 ngày không sốt, ho, tức ngực thì đưa ra khỏi danh sách theo dõi.

Khi cách ly các trường hợp, Vĩnh Phúc cần bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực tạo cảm giác thân thiện, tránh tình trạng bức xúc tâm lý trong quá trình cách ly.

Với các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế, Thứ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh nCoV của Vĩnh Phúc, chỉ đạo Đài, báo của tỉnh, cơ sở, đề cập những vấn đề cốt lõi trong khuyến cáo mà Bộ Y tế đã hướng dẫn, trong đó phải nói cụ thể (các biểu hiện sốt, ho, khó thở), dễ hiểu để người dân dễ nhận biết, thực hiện. Cần in tờ rơi, pano thông báo về bệnh trên cơ sở khuyến cáo Bộ Y tế, gửi đến các cơ quan, bệnh nhân tới phòng khám, các khoa phòng, học sinh, các trường học, đơn vị,… 

Vĩnh Phúc cũng cần truyền thông cho người dân về cách phòng bệnh, trong đó có cách dùng khẩu trang, vệ sinh tay chân. Về khẩu trang, với tình trạng hiện nay, người dân chỉ cần sử dụng khẩu trang thông thường kết hợp với vệ sinh chân tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch là được.

Cũng liên quan vấn đề thông tin, Thứ trưởng đề nghị Vĩnh Phúc tiếp tục xử lý những người thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận các thông tin liên quan đến dịch bệnh do nCoV. Xử lý những cơ sở kinh doanh, hiệu thuốc nâng giá, đầu cơ tích trữ nước rửa tay, khẩu trang… thậm chí rút giấy phép kinh doanh.

Về điều trị, Thứ trưởng cho biết, từ trong, ngoài phòng khám, khu điều trị của bệnh nhân, theo khuyến cáo của WHO, cố gắng để thông thoáng, cần bố trí khu cách ly điều trị một khu riêng bện nhân dương tính, khu riêng biệt các ca nghi ngờ, không nên để cùng một tầng.

Ngay từ đầu vào khu cách ly, điều trị, cần bố trí một buồng nhân viên y tế thực hiện các biện pháp bảo hộ, khử trùng trước và sau khi vào khám cho bệnh nhân. Ở dưới nền có khay nước pha/thảm tẩm Chloramin để khử trùng, bắt buộc những người ra vào phải nhúng chân vào khay/thảm đó. Thường xuyên phun thuốc khử khuẩn.

Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh đến việc hạn chế trường hợp chuyển tuyến, trừ trường hợp ngoài khả năng điều trị. Trong buồng bệnh, nếu hẹp chỉ kê giường 1 bệnh nhân, buồng rộng thì khuyến cáo các giường bệnh cách nhau tối thiểu 2m. Tuyệt đối vào khu cách ly phải đeo khẩu trang y tế.

Ngoài việc lưu ý Vĩnh Phúc phải cảnh giác trường hợp sốt nhưng xét nghiệm âm tính, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng khuyến cáo, tại các xã có 7 trường hợp trở về từ Vũ Hán và trường hợp lây nhiễm thứ phát (ở Bình Xuyên) phải khoanh vùng. 

"Tất cả phương tiện ra vào phải phun thuốc (ô tô, xe máy, xe đạp), tuyên truyền cho người dân vệ sinh nhà cửa; Mỗi trung tâm y tế huyện cử tổ y tế xuống xã để hướng dẫn phòng dịch" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Vĩnh Phúc là trọng tâm của dịch bệnh nCoV tại Việt Nam, do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các đơn vị thuộc Bộ phối hợp địa phương bố trí trang thiết bị để phòng, chống dịch bệnh.

Võ Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top