Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phú Yên cần chống dịch một cách tổng thể

GiadinhNet - Ngày 6/7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phú Yên cần chống dịch một cách tổng thể  - Ảnh 1.

Buổi làm việc đã dành nhiều thời gian để bàn, phân tích về công tác phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên.

Cùng làm việc trực tiếp với đoàn, có đồng chí Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh. Đồng chí Cao Thị Hòa An - Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cùng lãnh đạo chủ chốt tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh dự hợp trực tuyến.

Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên cho biết, qua truy vết, điều tra dịch tễ xác định có 3 nguồn lây nhiễm chính SARS-CoV-2 trong tỉnh, trong đó nguồn lây chủ yếu từ quán cơm Yến Nam, thôn Ngọc Phong, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa có liên quan đến BN12190 của TP Hồ Chí Minh. 

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phú Yên cần chống dịch một cách tổng thể  - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế phát biểu.

Tại buổi làm việc, tỉnh Phú Yên cũng cho biết đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực thực hiện truy vết, lấy mẫu, đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa nhiễm, chuyên khoa xét nghiệm vi sinh; thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống có dịch lây lan nhanh, mạnh trong cộng đồng, điều trị ca bệnh COVID-19 nặng và khó khăn trong xử lý rác thải y tế.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị và chuyên gia điều trị bệnh nhân nặng cần can thiệp bằng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO). Phú Yên hiện đã có bệnh nhân rất nặng, tỉnh đã chủ động tăng cường thêm 5 máy lọc máu liên tục. Lãnh đạo Phú Yên đề nghị được áp dụng hình thức cách ly tập trung F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Khu cách ly, phong toả phải tuyệt đối tuân thủ "nhà cách ly nhà"

Lắng nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Phú Yên trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên Thứ trưởng cũng lưu ý tỉnh một số nội dung:

Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, Phú Yên cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền người dân tuân thủ nguyên tắc 5K vaccine trong phòng chống dịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phú Yên cần làm tốt việc phát hiện sớm ca bệnh, kể cả ca nghi ngờ, thực hiện cách ly nhanh, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay, qua kiểm tra thực tiễn công tác cách ly, phong toả tại khu vực có ca F0 trên địa bàn TP Tuy Hoà, đoàn công tác đánh giá cao địa phương đã thiết lập nhanh chóng các khu vực cách ly, phong toả. Tuy nhiên Thứ trưởng lưu ý, khi phát hiện F0 cần thực hiện khoanh vùng thật rộng, nhưng sau khi xác định được các F1 thì thu gọn lại, phong tỏa trên diện hẹp; đồng thời, phải tuyệt đối tuân thủ quy định phòng chống dịch, không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, phong toả.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phú Yên cần chống dịch một cách tổng thể  - Ảnh 3.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu.

"Đề nghị tỉnh thực hiện theo khuyến nghị của chuyên gia Bộ Y tế về vấn đề cách ly, phong toả khu vực có dịch. Khi phong toả phải chặt chẽ, đảm bảo bên trong thật chặt. Muốn dập dịch triệt để từ bên trong thì phải nhà cách ly nhà. Nhà nào ở yên nhà đó. Nếu còn giao lưu trong khu vực này thì sẽ có sự lây nhiễm. Song song đó, 3 ngày 1 lần lấy mẫu và xét nghiệm gộp. Chúng ta cần quyết liệt để việc phong toả hiệu quả" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Về cách ly y tế, Phú Yên cần chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly đảm bảo năng lực cách ly từ 10.000 chỗ trở lên (tận dụng tối đa các cơ sở quân đội, trường học, thành lập ban quản lý trong khu cách ly, phân công trách nhiệm quản lý, kiên quyết không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly)…

Địa phương cũng cần phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng - "vũ khí" hữu hiệu trong phòng chống dịch; phát huy vai trò lực lượng cảnh sát khu vực để giám sát dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt trong khu vực cách ly, phong toả. Tỉnh cần yêu cầu 100% các hộ gia đình ký cam kết thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch. Nếu ai vi phạm thì xử lý nghiêm.

Nâng công suất xét nghiệm lên 5.000 mẫu đơn/ngày

Về lấy mẫu xét nghiệm, Phú Yên cần làm tốt công tác xét nghiệm sàng lọc đối với khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt trong các bệnh viện, không những xét nghiệm cho ca bệnh mà thực hiện xét nghiệm cho nhân viên y tế, đội ngũ hỗ trợ cung cấp thực phẩm, tránh để lây nhiễm chéo từ bệnh nhân ra nhân viên trong bệnh viện.

Trong khu phong toả cũng phải phân biệt rõ hộ gia đình nào lấy mẫu đơn, hộ gia đình nào lấy mẫu gộp… Công tác lấy mẫu cần chọn lọc ưu tiên khu vực có nguy cơ cao, sàng lọc ngoài cộng đồng.

Phú Yên cần huy động thêm nguồn lực nâng cao năng lực xét nghiệm đảm bảo thực hiện được 5.000 mẫu đơn/ngày... "Tôi đề nghị tỉnh giao cho một đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm điều phối về vấn đề xét nghiệm trên toàn tỉnh. Theo đó, nên giao Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Phú Yên" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Đồng thời, tỉnh phải tập huấn cho lực lượng lấy mẫu và làm xét nghiệm. Riêng về lấy mẫu, phải tập huấn cho 100% cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên để tất cả đều làm được.

Hướng dẫn doanh nghiệp chống dịch hiệu quả

Lưu ý địa phương phải làm tốt công tác phòng chống dịch trong các khu nhà trọ, nơi lưu trú của công nhân. Yêu cầu tất cả chủ nhà trọ phải ký cam kết. Nhà nào không ký thì kiên quyết không cho hoạt động. Đồng thời các công nhân lưu trú cũng phải ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID0-19.

Tỉnh cũng cần yêu cầu chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải phải ký cam kết tuân thủ phòng chống dịch.

Về phòng chống dịch trong doanh nghiệp, Thứ trưởng yêu cầu, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất quản lý và tiến hành tập huấn về các quy định phòng chống dịch. Đối với các cụm doanh nghiệp, nhà máy sản xuất nhỏ lẻ thì UBND huyện, thị tổ chức tập huấn.

Trong trường hợp cần tập huấn trực tuyến thì tỉnh liên hệ Bộ Y tế để Bộ hỗ trợ. Việc tập huấn phải đến chủ doanh nghiệp, chứ không "khơi khơi" trong lãnh đạo Ban Quản lý khu công nghiêp, khu chế xuất… Cùng đó phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát. Nếu doanh nghiệp nào đạt yêu cầu thì cho tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp nào không đạt thì dừng. Yêu cầu các doanh nghiệp phải xét nghiệm sàng lọc 20% công nhân.

"Phải thực hiện đồng bộ các việc ấy mới có thể chống dịch được. Không thể lơ trong chống dịch"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

3 tổ công tác của Bộ Y tế đồng hành, hỗ trợ Phú Yên chống dịch

Điều trị bệnh nhân COVID-19 là một trong những hoạt động mà tỉnh Phú Yên cần quan tâm để đáp ứng tình huống có đông bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân nặng trên địa bàn. Tỉnh cần thiết lập các bệnh viện dã chiến theo khu vực địa lý, để tránh tình trạng F0 rải rác ở các huyện, thị xã, thành phố. Bệnh viện dã chiến nên trưng dụng các cơ sở y tế hiện có (bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế huyện) để tránh tình trạng khó khăn về hạ tầng kỹ thuật y tế.

Về điều trị bệnh nhân nặng, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên phải xây dựng được đơn nguyên hồi sức cấp cứu (ICU) có khả năng điều trị được 100 bệnh nhân nặng, trong đó có khoảng 10 bệnh nhân rất nặng. Ngoài điều trị bệnh nhân nặng, BVĐK tỉnh còn phải hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực điều trị cho tuyến dưới, phải kết nối hỗ trợ cho các bệnh viện dã chiến.

Đội ngũ y, bác sĩ phải được tập huấn thành thạo điều trị bệnh nhân nặng về COVID-19. Ngoài ra, bệnh viện tỉnh phải thiết lập được Phòng hội chẩn trực tuyến kết nối với Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương.

Để hỗ trợ tỉnh Phú Yên trong công tác phòng chống dịch, ngoài một tổ công tác do Bộ Y tế đã điều đến Phú Yên trước đó do Viện Pasteur Nha Trang phụ trách, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên quyết định tăng cường 3 tổ chuyên gia của Bộ hỗ trợ cho Phú Yên, gồm: Tổ hỗ trợ truy vết xét nghiệm (hỗ trợ quy trình khoa học, nâng cao năng lực truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm); Tổ điều trị (có nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, thiết lập các bệnh viện dã chiến); Tổ công nghệ thông tin (thiết lập tập huấn về các ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo dịch bệnh COVID-19)…

Thái Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top