
Chân dung người phụ nữ in hình trên nắp hộp xà bông cô Ba
Xà bông cô Ba - một thương hiệu xà bông Việt đã đưa tên tuổi của doanh nhân Trương Văn Bền lên tầm cao mới, trở thành một trong những doanh nhân nổi bật nhất những năm đầu thế kỷ XX.
Không phải tự dưng mà xà bông cô Ba lại đạt được những thành tựu khó tưởng tượng ở thời kỳ này như vậy, điều này phải kể đến tầm nhìn và chiến lược kinh doanh độc đáo của ông Trương Văn Bền.
Ngay từ việc lựa chọn tên sản phẩm, lựa chọn thời điểm ra mắt, chọn người đại diện thương hiệu cho đến chiến lược quảng cáo, ông Trương Văn Bền đã thực sự đi trước thời đại rất nhiều.
Nhìn hình ảnh người con gái đẹp mặn mà, đậm chất dân gian Nam Bộ in trên nắp hộp xà bông ai cũng thấy một sự lưu luyến, mến thương đến kỳ lạ. Có lẽ điều này chính là một lý do khiến xà bông cô Ba trở nên nổi tiếng đến thế. Vậy "cô ba xà bông" đã được ông Trương Văn Bền lựa chọn là ai?
Người phụ nữ búi tóc đẹp mặn mà nền nã luôn luôn xuất hiện trên sản phẩm xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền là cô Ba Thiệu - người con gái Trà Vinh sắc nước hương trời đã đăng quang Miss Saigon hơn 150 năm trước.
Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1865, có tên gọi Miss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi "Hòn ngọc Viễn Đông", cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự.
Cuối cùng, vượt qua gần 100 cô gái, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu, còn được biết với tên "cô Ba xà bông", con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh.
Vẻ đẹp của cô Ba từng được miêu tả như sau: "Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện".
Trước vẻ mỹ miều của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.
Trong cuốn Sài Gòn tạp pín lù, học giả Vương Hồng Sển nói hình ảnh của cô Ba sau này được hiệu buôn xà bông của ông Trương Văn Bền sử dụng làm người mẫu trên các sản phẩm bán ra thị trường. Hàng bán rất chạy và được hầu hết người Việt mua sử dụng. Cô Ba thành "người mẫu" đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt. Loại xà bông trong nước này đã đánh bật sự độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp thời đó.
Cũng có một số tài liệu khác cho rằng hình người phụ nữ trên miếng xà bông không phải là cô Ba Thiệu. Theo tư liệu của tác giả Hứa Hoành thì cái hay của ông Trương Văn Bền là áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh "Cô Ba" người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm mình bán chạy. Nhưng thật ra người phụ nữ ấy chính là người vợ của Trương Văn Bền.
Tuy vậy, với nhiều người Sài Gòn xưa, nhắc đến "xà bông cô Ba" là họ nghĩ ngay đến cô Ba con thầy Thông Chánh - người phụ nữ đầu tiên của Sài Gòn đăng quang hoa hậu.
Trở lại chuyện duyên nợ của cô Ba Thiệu và thương hiệu xà bông cô Ba, việc ông Trương Văn Bền dùng tên cô Ba quảng bá cho sản phẩm cũng có chung một ý nghĩa. Đó là ý nghĩa khai thác tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của người dân Việt trên thương trường những năm đầu thế kỷ XX. Đây cũng là vũ khí sắc bén để cạnh tranh giữa hàng Việt và hàng Pháp lúc bấy giờ.




Bí quyết thành công của Trương Văn Bền với sản phẩm xà bông cô Ba
Đầu những năm 1930, trong dịp Tết Nguyên đán, các báo ở Sài Gòn thường đăng phỏng vấn quảng cáo thương mại.
Những bài này thường rất ăn khách, do người đọc thích tìm hiểu bí quyết thành công của các nhà kinh doanh nổi tiếng. Trong đó, có bài phỏng vấn ông Trương Văn Bền, đăng trên báo Sài Gòn Xuân 1939, đã thu hút rất nhiều độc giả thời bấy giờ quan tâm.
Mặc dù thời đó không có những khái niệm chuyên môn như tiếp thị, đầu tư, thương hiệu..., nhưng nội dung chủ yếu của bài báo lại xoay quanh những vấn đề này. Có thể nói, bài phóng sự đó đã có ý nghĩa cần thiết không những đối với những nhà kinh doanh cùng thời, mà còn là con đường sáng cho doanh nhân ngày nay suy ngẫm và so sánh.
Với hãng xà bông của ông Trương Văn Bền, Việt Nam hãnh diện có một xưởng công nghệ quy mô lớn, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời vận mới.
Trong bài báo phóng viên hỏi "Tại sao người Việt thường thất bại trong thương mại và kỹ nghệ"?
Không cần suy nghĩ lâu, ông Trương Văn Bền trả lời, có 2 lý do:
"Lý do thứ nhất, tại người mình ưa "bắt cá 2 tay", ưa làm nhiều việc quá. Việc này chưa xong, họ đã xoay qua làm việc khác, thành thử không việc nào vẹn toàn. Rốt cuộc hỏng cả.
Lý do thứ nhì, do không thông thạo việc nên thất bại. Bất cứ việc gì, trước khi làm mình phải biết rõ việc ấy. Phải học, phải nghiên cứu kỹ càng mới được. Người Tây, trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả.
Cho đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có thể làm được. Nhưng đối với họ (Tây) đó là việc quan trọng, cũng cần có sách, có trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người khách mua rồi thì còn trở lại.
Người mình, có một điều đó là chỉ thấy cái lợi trước mắt, chỉ cốt làm sao bán được món hàng lúc ấy mà thôi, không chịu hiểu rằng, người khách thấy mình bị tiếp đãi không được như ý, hoặc bị lừa gạt, mua nhầm hàng xấu, về sau không thèm trở lại nữa, vì vậy mà ế ẩm.
Như tôi đây, dẫu cơ sở đã khá vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách, tìm báo, đọc để hiểu, biết thêm".
Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông Trương Văn Bền nói:
"Ở xứ mình, trong giới kỹ nghệ còn trống chỗ nhiều, muốn lập kỹ nghệ nào cũng dễ lắm. Không cần phải có vốn nhiều. Vốn ít, càng tốt hơn. Ban đầu không nên làm rình rang, đã vô ích mà còn có hại, cứ khởi sự nho nhỏ, đi lần lần từng bước. Cần nhất phải có chí nhẫn nại.
Như tôi đây, bị thất bại đã mấy phen, nhưng có thất bại mới có thêm kinh nghiệm. Thứ nhất là bền chí. Thứ hai là phải có sức khỏe, làm gì thì làm, mỗi buổi sáng tôi cũng dậy sớm tập nửa giờ thể dục.
Không có sức khỏe, hay đau ốm thì dẫu tài giỏi đến bực nào cũng thành vô dụng.
Tóm lại, sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công".
Với hãng xà bông của Trương Văn Bền, Việt Nam hãnh diện có một xưởng công nghệ quy mô lớn, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời vận mới. Theo ông Hứa Hoành, chỉ tính riêng năm 1941, ông Trương Văn Bền đã đóng thuế cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng (giá vàng lúc đó khoảng 60 đồng).
Các sản phẩm của hãng xà bông của doanh nhân Trương Văn Bền được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng.
Sau năm 1948, Trương Văn Bền rời Việt Nam và sống tại Paris. Ông trở thành hội viên của Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce) và đi chu du khắp nơi trên thế giới. Ông viết hồi ký ở Paris và khi ông mất, cháu nội ông Phillip Trương đã giữ tập hồi ký này cho đến nay.
Thời kỳ sau khi ông mất, xà bông Việt Nam vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong một thời gian dài, trước khi phải cạnh tranh với hàng Mỹ và một số thương hiệu khác.

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 1 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 2 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 4 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 6 ngày trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướng - 2 tuần trướcGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.