Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiền Giang nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Theo phân tích của các chuyên gia về dân số, tình trạng trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) đã đưa ra những mục tiêu quan trọng với những chỉ tiêu cụ thể thực hiện bình quyền nam nữ.


Quan tâm chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái để xóa bỏ dần tâm lý trọng nam, hướng tới giảm thiểu MCBGTKS.

Quan tâm chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái để xóa bỏ dần tâm lý trọng nam, hướng tới giảm thiểu MCBGTKS.

Tại Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Đức vừa ký phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về BĐG trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, mục tiêu tổng quát về BĐG là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện BĐG; giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, địa phương có bất BĐG hoặc có nguy cơ bất BĐG cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng và tổ chức thực hiện đạt được các mục tiêu về công tác BĐG đến năm 2020, về cơ bản đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Chương trình hành động này đề ra mục tiêu phấn đấu có 80% công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh và 60% người dân ở các cụm dân cư được truyền thông nâng cao nhận thức về BĐG. Phấn đấu có 80% cán bộ làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định các cấp, đội ngũ cộng tác viên về BĐG được tập huấn cập nhật kiến thức BĐG. Phấn đấu có 100% nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nữ cán bộ trong diện quy hoạch được trang bị kiến thức về BĐG và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; 100% người có nhu cầu hỗ trợ về BĐG được tiếp cận ít nhất một dịch vụ tư vấn, hỗ trợ…

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, sẽ nâng cao năng lực truyền thông về BĐG cho các cơ quan truyền thông; tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng trên các địa bàn dân cư; tổ chức các chiến dịch truyền thông thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia thúc đẩy BĐG, chia sẻ trách nhiệm gia đình, xóa bỏ bất BĐG trong cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, tỉnh vừa tổ chức phát động “Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” (gọi tắt là Tháng hành động) năm 2017, với chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Ngoài hoạt động truyền thông, trong Tháng hành động, các cấp đã biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch. Tiến hành khảo sát, đánh giá định kỳ về tình hình đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ tỉnh đến xã; kiến nghị kịp thời các biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác đào tạo nguồn, quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ. Khuyến khích tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy BĐG trong những lĩnh vực có nguy cơ bất BĐG. Chẳng hạn như mô hình CLB “Nữ công nhân nhà trọ” tại các khu, cụm công nghiệp; mô hình “Vận hành các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ trong thực hiện BĐG” tại doanh nghiệp…

Khi trong xã hội đạt được mức cơ bản về bình đẳng nam nữ, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái được nâng lên sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tâm lý thích sinh con trai trong cộng đồng, từ đó sẽ kéo giảm tình trạng MCBGTKS.

Theo Báo Ấp Bắc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top