Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiền trường, quỹ lớp đầu năm học đã đến lúc phải sao kê?

Thứ năm, 18:09 30/09/2021 | Giáo dục

GiadinhNet - Đầu năm học, một số nơi đã tổ chức thu các loại tiền trường, quỹ phụ huynh trường, lớp. Đã đến lúc các khoản này phải được sao kê để minh bạch.

Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, song nhiều phụ huynh lại đang bị ám ảnh bởi các khoản tiền trường, trong đó nổi cộm vẫn là khoản thu "đeo mác" tự nguyện dưới danh nghĩa xã hội hóa, quỹ ban phụ huynh trường, lớp đóng vào dịp đầu năm học. Không ít phụ huynh tỏ ra ngao ngán với các khoản tiền này, năm nào cũng đóng nhưng mà phần lớn lại không phục vụ việc học tập của học sinh.

Có con học phổ thông, phụ Huynh Trần Văn Tuấn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, đầu năm học nhà trường chưa thông báo thu khoản gì cả vì các con đang học trực tuyến, các khoản tiền sẽ được thông báo thu khi các con trở lại trường. Tuy nhiên, trong buổi họp phụ huynh trực tuyến đầu năm, đại diện Ban phụ huynh lớp họp bàn mua sắm trang bị cho lớp học, thông báo chuẩn bị đóng quỹ lớp, quỹ trường.

"Cả năm học vừa qua bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ít các hoạt động, song quỹ lớp, quỹ ban phụ huynh trường không hiểu sao vẫn chi hết được, mà tôi được biết, chỉ rất ít trong số đó để chi cho học sinh như chỉ thưởng vài quyển vở, ít bánh kẹo liên hoan… Các khoản chi cũng ít khi được công khai, chỉ đọc hết sức qua loa. Biết là vô lý, nhưng hầu như ai cũng phải đóng vì ban phụ huynh trường, lớp phát động" - Anh Tuấn chia sẻ thêm.

Tiền trường, quỹ lớp đầu năm học đã đến phúc phải sao kê? - Ảnh 1.

Đầu năm học, cần phải sao kê công khai các khoản tiền trường. Ảnh minh họa: Q.A

Chia sẻ nỗi bức xúc của nhiều bậc phụ huynh đầu năm học, GSTSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, lâu nay, các trường học thu học phí không theo các ý kiến chỉ đạo của nhà nước. Học phí bao gồm nhiều loại để phục vụ học tập, mỗi một nơi lại "đẻ" ra một khoản khác nhau, những loại đó cộng lại với nhau lại thành ra là nhiều.

Cũng theo GS Dong, nhiều nơi không thực hiện theo mong muốn của nhà nước đó là giảm học phí, chia sẻ khó khăn với phụ huynh. Một số nơi lại theo lệ làng, thu khoản riêng cho trường và bao biện là nhà trường đang thiếu loại đó, mà hợp thức hóa dưới danh nghĩa ban phụ huynh đứng ra vận động phụ huynh tuân thủ.

Hiện nay, có nhiều nơi thu học phí nhưng không công khai minh bạch. Dẫn đến thắc mắc của phụ huynh đó là việc thu đó để phục vụ gì, mang chất lượng hay không?. Chứ nếu để nâng cao chất lượng thì phụ huynh cũng đồng tình thôi.

"Học phí trong tình hình nhiều nơi đang khó khăn, dạy học trực tuyến nhưng lại thu theo mức bình thường cũng là bất hợp lý, bởi theo tôi được biết, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân rất khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhiều tháng qua. Ngay cả các thành phố lớn cũng có một tỷ lệ nhất định số học sinh chưa thể học trực tuyến vì thiếu thiết bị học tập. Như vậy, việc thu các khoản vô lý thì quả là không thể chấp nhận được" - GS TSKH Phạm Tất Dong chia sẻ.

Để giải quyết dứt điểm các khoản thu tiền trường vô lý, theo GS TSKH Phạm Tất Dong, nhà trường phải "hóa thân" vào người nghèo để thấu hiểu được hoàn cảnh của phụ huynh. Công khai, minh bạch hóa các khoản thu tiền trường. Nguyên tắc công khai không chỉ riêng nhà trường mà nhiều đơn vị khác cũng cần phải thực hiện. Nếu mà sao kê được các khoản thu - chi tiền trường là rất đáng khuyến khích, cách này sẽ khắc phục được tình trạng "lạm thu".



Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 14 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 23 giờ trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 23 giờ trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top