Tiếp tục đa dạng hóa phương tiện tránh thai theo phân khúc thị trường, tạo sự bền vững của công tác dân số
GiadinhNet – Thời gian tới, Ban Quản lý Đề án 818 sẽ đề xuất bổ sung, đa dạng các sản phẩm, huy động sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước tham gia Đề án để tạo nguồn lực cho Đề án; xây dựng và đưa vào thực hiện hệ thống cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 về việc phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 (Đề án 818) và Quyết định 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước đã đem lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Theo đó, sau 5 năm triển khai (2015-2020), Đề án đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi của toàn xã hội đối với công tác xã hội hóa. Hơn 10 triệu đơn vị sản phẩm (trong đó hơn 9 triệu bao cao su, hơn 850 ngàn vỉ uống tránh thai và 1.200 vòng tránh thai) là phương tiện tránh thai được phân phối, góp phần bảo vệ tránh thai hàng trăm nghìn lượt cặp vợ chồng/năm và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân. Bên cạnh đó, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước chi cho việc thực hiện KHHGĐ khoảng 40 tỷ đồng, trung bình 8 tỷ đồng/năm.

Giới thiệu các sản phẩm trong Đề án 818 cho người dân tại Nghệ An. Ảnh Báo Nghệ An
Tuy nhiên, Đề án sau 5 năm triển khai cũng có những vấn đề cần phải điều chỉnh. Qua việc phân phối các sản phẩm tại các tỉnh, thành phố, nhiều địa phương đề xuất, cần thay đổi mẫu mã, giá thành và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
Cùng với đó, cần đa dạng hóa các sản phẩm về mẫu mã, chất lượng; hỗ trợ cấp các tài liệu, tuyên truyền về các sản phẩm của Đề án; khi giới thiệu sản phẩm thì phải đi kèm với tài liệu tuyên truyền về sản phẩm.
Mặt khác, một số địa phương kiến nghị cần đưa thêm mốt số loại phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS để phân phối trong khuôn khổ Đề án 818 như: Que cấy tránh thai, thực phẩm chức năng… để cung ứng cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động, đặc biệt công tác truyền thông, vận động, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thuộc Đề án đến người dân.
Xuất phát từ những kiến nghị, đề xuất trên, thời gian tới, Ban quản lý Đề án 818 sẽ nghiên cứu, trình Lãnh đạo xem xét quyết định để bổ sung, đa dạng các sản phẩm, huy động sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước tham gia Đề án để tạo nguồn lực cho Đề án; đánh giá, rút kinh nghiệm những mô hình, hoạt động đã triển khai có kết quả để nhân rộng ra các địa bàn khác.
Cùng với đó, xây dựng và đưa vào thực hiện hệ thống cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dân và tạo sự phát triển bền vững của hệ thống, đáp ứng với những thay đổi và nhiệm vụ mới của ngành.
Phối hợp chặt chẽ với các công ty, với các tỉnh/thành phố trong việc triển khai các hoạt động, đặc biệt phân phối và thanh quyết toán, tổng rà soát, kiểm kê, kiểm tra sản phẩm còn tồn đọng ở các cấp, đề xuất các phương án giải quyết tránh nguy cơ hỏng, hết hạn gây tổn thất về kinh tế. Khẩn trương thanh quyết toán những sản phẩm đã phân phối và báo cáo việc đối chiếu công nợ với các tỉnh còn chưa thực hiện.
Đối với các công ty tham gia Đề án, theo Ban quản lý Đề án 818, thời gian tới, cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Đề án để có kế hoạch cung cấp các sản phẩm, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm cho chương trình, triển khai có hiệu quả các hoạt động.
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch các hoạt động, đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thống nhất với Ban quản lý Đề án Trung ương nhằm khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm, đẩy mạnh phân phối các sản phẩm của công ty; huy động, đề xuất các sản phẩm mới, phù hợp phân phối trong Đề án để đáp ứng mục tiêu của Chương trình.
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Đề án trong việc cung cấp sản phẩm, thanh quyết toán với địa phương, tạo sự phát triển, hạn chế rủi ro trong suốt quá trình tham gia Đề án.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 14 phút trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 43 phút trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 49 phút trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.