Vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai Đề án 818 tại Điện Biên
GiadinhNet – Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới, có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Do vậy, việc thực hiện công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai còn gặp nhiều khó khăn.
Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020" (Đề án 818) được Bộ Y tế phê duyệt năm 2015.
Để thực hiện Đề án này, thời gian qua, ngành Dân số Điện Biên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Cụ thể, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho Sở Y tế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu từng bước nâng cao nhận thức của người dân về xã hội hóa các phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGÐ/SKSS chất lượng cho người dân nhằm giảm tỷ lệ sinh, tiến tới duy trì mức sinh thay thế, đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGÐ.
Đề án hướng đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên, người có nhu cầu thực hiện KHHGÐ và các cấp ủy Ðảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; các cơ sở dịch vụ KHHGÐ/SKSS nhằm tuyên truyền, vận động tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường phương tiện tránh thai, quảng bá sản phẩm của xã hội hóa phương tiện tránh thai.
Ðể thực hiện có hiệu quả Ðề án, theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên, công tác truyền thông được coi là chủ lực. Do đó, Điện Biên đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Ðảng chính quyền trong công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai. Tham mưu các cấp ủy Ðảng, chính quyền hỗ trợ kinh phí địa phương để tăng cường công tác truyền thông nhằm thay đổi hành vi của người dân trong việc thực hiện dịch vụ KHHGÐ/SKSS.
Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, tạo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ theo phân khúc thị trường phù hợp với điều kiện của người dân.
Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về xã hội hóa phương tiện tránh thai cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên, người có nhu cầu sử dụng nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi từ việc được sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí sang tự chi trả; động viên, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt trong công tác tuyên truyền, vận động đối tượng đích tham gia xã hội hóa các phương tiện tránh thai.
Nhờ làm tốt công tác truyền thông, trong đó có xã hội hóa phương tiện tránh thai, theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trên địa bàn tăng hàng năm. Cụ thể: Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 66,57% năm 2019 lên 69,58% năm 2021 góp phần làm cho tỷ suất sinh giảm từ 21,99%o năm 2019 xuống còn 19,96%o năm 2021.
Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành Dân số Điện Biên, thời gian qua, công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai được triển khai cũng còn gặp nhiều khó khăn. Ðó là từ lâu người dân đã quen với việc được Nhà nước "bao cấp, miễn phí" dịch vụ KHHGÐ/SKSS nhất là trong các đợt Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGÐ/SKSS đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn hàng năm.
Vì vậy, việc xã hội hóa phương tiện tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai lâm sàng (dụng cụ tử cung, tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai...) ở một số địa phương chưa được mở rộng và chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng; công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm xã hội hóa còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí.
Từ thực tế trên, thời gian tới, để thực hiện Đề án 818 mở rộng theo Quyết định 718/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản đến năm 2030, Chi cục DS-KHHGÐ Điện Biên tập trung nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, cung cấp dịch vụ DS-KHHGÐ; tăng cường sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGÐ, nhất là việc tuyên truyền, vận động, tư vấn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tiếp thị và xã hội hóa nhằm đa dạng các phương tiện tránh thai giúp người dân lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với nhu cầu. Phấn đấu đến năm 2025, 90% người dân nắm được các thông tin về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS, dự phòng, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung; 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, phòng ngừa phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản; it nhất 30% phụ nữ từ 30 tuổi trở lên được cung cấp thông tin, tư vấn dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư vú và ung thư cổ tử cung…
Hà Nội tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcGĐXH - Chương trình tập huấn sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi.
10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 'vùng kín'
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcCác cơ quan sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, vì vậy chị em cần chú ý việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ 'vùng kín'.
Bác sĩ tuyến huyện cứu sống thai phụ chửa ngoài tử cung bị vỡ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau khi siêu âm ổ bụng, làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, bác sĩ phát hiện hình ảnh khối chửa ngoài tử cung bên trái kèm theo máu cục ngập ổ bụng bệnh nhân...
Nghệ An phát động Tháng hành động quốc gia về Dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm từng bước đánh giá lại những kết quả đạt được của công tác Dân số thời gian qua và tiếp tục thực hiện công tác Dân số trong tình hình mới.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024 tại Hải Phòng: Huy động sự tham gia của toàn xã hội
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Tháng Hành động quốc gia về Dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong 63 năm qua, công tác dân số của Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế sớm, cải thiện chất lượng dân số trên nhiều phương diện.
Nhiều lần thất bại, cặp vợ chồng vẫn kiên trì tìm con suốt 13 năm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSau 13 năm trải qua nhiều lần làm thụ tinh nhân tạo thất bại, cặp vợ chồng ở Hưng Yên đã vỡ òa hạnh phúc khi đón hai thiên thần nhỏ.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
5 loại thuốc phổ biến có thể gây suy giảm trí nhớ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSuy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, có thể biểu hiện bằng việc hay quên, lo lắng, khó đưa ra quyết định và nhiều triệu chứng khác...
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.