Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?

Thứ năm, 14:10 26/09/2019 | Sống khỏe

Tiểu buốt ra máu được hiểu đơn giản là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu kèm cảm giác đau đớn. Thông thường, ở trạng thái khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt. Vậy nên nhiều người sẽ hoang mang, lo lắng khi tiểu ra máu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân tiểu buốt ra máu

1. Do từ niệu đạo - tuyến tiền liệt

- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. Bệnh phát sinh là do sự tăng sản của tế bào thành phần cấu trúc tiền liệt tuyến, từ đó gây ra các rối loạn về tiểu tiện.

- Ung thư tiền liệt tuyến: Ung thư tiền liệt tuyến hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh chỉ gặp ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm dưới bọng đái, phía trước ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nước tiểu nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch được thoát ra ngoài.

- Polyp niệu đạo: Polype niệu đạo là bệnh lý lành tính hay gặp ở nữ giới do sự tăng sản của niêm mạc niệu đạo bởi các tác nhân kích thích, viêm nhiễm tại chỗ … Đây là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ.

- Sỏi đường tiết niệu: Sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo trong đó sỏi thận phổ biến hơn cả, chiếm khoảng 40%.

- Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu nếu như không sớm phát hiện và điều trị có thể dẫn tới biến chứng viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa dẫn tới vô sinh; đặc biệt bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng viêm thận, viêm bể thận, thậm chí suy thận mãn tính vô cùng nguy hiểm.

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 1.

Nguyên nhân chủ yếu gây tiểu buốt ra máu là do các vấn đề từ niệu đạo, thận, ...

2. Do từ bàng quang

- Xuất hiện các u nhú.

- Viêm bàng quang: Đây chính là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là hội chứng bàng quang rõ ràng với các triệu chứng như tiểu buốt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi. Khi xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có bạch cầu và các vi khuẩn trong nước tiểu.

- Sỏi bàng quang: Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu  nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu, thậm chí là tiểu buốt ra máu.

- Viêm túi thừa đại tràng: Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được xác định, song có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh như gen, chủng tộc, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, ăn nhiều chất béo... Chế độ ăn ít chất xơ là một vấn đề quan trọng, tới nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ít chất xơ trong khoảng thời gian dài dẫn tới táo bón đồng thời tăng áp lực trong lòng đại tràng là yếu tố nguy cơ chính gây ra túi thừa đại tràng.

3. Do từ thận

- Sỏi thận: Bệnh nhân có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Xuất hiện sau một gắng sức, lao tác nặng, hay uống nước suối khoáng, … Khám thấy thận to (dấu hiệu chạm thận ( ), bập bềnh thận ( )). Chụp thận UIV hay chụp bụng không chuẩn bị hay siêu âm cho thấy sỏi.

- Lao thận: Thường gặp tiểu ra máu vi thể, hay có tổn thương viêm bàng quang kết hợp. Tiểu ra máu cuối bãi. Tiểu lắt dắt, thường về ban đêm. Đau khi tiểu xong. Tiểu mủ. Chụp UIV có kết quả đài thận bị cắt cụt. Tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu.

- Ung thư thận: Tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ở người lớn, nhưng thường không có ở trẻ em. Tiểu ra máu nhiều, tự nhiên, cách hồi, không đau, không biến đổi lúc nghĩ ngơi hay lúc vận động (khác với tiểu ra máu do sỏi). Sờ thấy u ở hố chậu phải (ở trẻ em là dấu hiệu độc nhất, ở người lớn là dấu hiệu muộn). Đau. Chụp UIV cho thấy khuyết một hay nhiều đài thận, biến dạng đài - bể thận.

- Thận đa nang: Đau thắt lưng (50% trường hợp), tiểu ra máu (30% trường hợp), tiểu ra mủ, tăng urê máu, khối u vùng hố thận khi khám. Chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra, hẹp lại.

- Viêm cầu thận cấp: Có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng trước đó. Sốt. Đau vùng thắt lưng 2 bên. Phù mềm, trắng, ấn lõm lọ mực. Tiểu ít hoặc vô niệu. Huyết áp cao. Tiểu máu vi thể.

- Nhồi máu thận: Đau vùng thắt lưng đột ngột ở 1 bên, tiểu ít, đang mắc bệnh tim.

- Viêm thận - bể thận: Dấu hiệu thường là sốt cao rét run, đau thắt lưng, thận to đau, tiểu buốt, tiểu lắt dắt, đau vùng dưới rốn, huyết áp bình thường, tiểu mủ.

- Bệnh sán máng bể thận: Bệnh có thể gây nhiễm đường tiết niệu hoặc đường ruột. Triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, phân có máu, hay máu trong nước tiểu. Ở những người nhiễm bệnh đã lâu thì có thể bị tổn thương gan, suy thận, vô sinh, hay ung thư bàng quang. Ở trẻ thì bệnh có thể làm trẻ phát triển chậm và học tập khó khăn.

- Chấn thương ở vùng chậu hay vùng thắt lưng: Tiểu ra máu tức thời, hay thứ phát (thường ngày thứ 20).

4. Do ngoài hệ tiết niệu

- Các tạng xuất huyết.

- Viêm nội tâm mạc bán cấp Osler.

- Sốt rét.

- Bệnh bạch cầu.

- Kháng độc tố uốn ván.

- Rối loạn đông máu.

- Bệnh giảm tiểu cầu.

- Bệnh lậu.

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 2.

Bệnh lậu là một trong những nguyên nhân tiểu ra máu hàng đầu.

5. Do tác dụng phụ của thuốc

- Kháng sinh: Penicillin và dẫn chất, cephalosporin và dẫn chất, sunfamid và dẫn chất, polymycin, rifampin.

- Giảm đau và kháng viêm: Aspirin, penacetin, aminosalicylic acid.

- Lợi tiểu: Furosemide, Ethacrynic Acid, Thiazides.

- Chống đông: Warfarin (Coumadin).

- Các thuốc khác: Cyclophosphamide, Ifosfamide, Danazold.

6. Do vận động quá mạnh

Thỉnh thoảng tiểu máu xuát hiện sau một vận động mạnh như: bơi lội, đấm bốc, chạy, đá bóng. Đặc biệt VĐV chạy dường dài hay bị tiểu máu (có đến 18% VĐV marathon bị tiểu máu sau khi về đích). Tuy vậy, tiểu máu giảm trong 24 - 48 giờ. Nếu tiểu máu mau hồi phục và không tái phát tự nhiên thì không có nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh. Nhưng ở các VĐV (đặc biệt VĐV chạy), xuất hiện protein niệu và hoặc các trụ niệu thỉnh thoảng đi kèm với tiểu máu (hồng cầu biến dạng) gợi ý vị trí chảy máu ở cầu thận.

7. Do vệ sinh không sạch sẽ

Ngoài ra, vấn đề vệ sinh không sạch sẽ cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây tiểu buốt, tiểu rắt.

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh thậm chí những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

- Suy giảm chức năng tình dục: tiểu buốt, tiểu rắt sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt ở nam giới khi bị tiểu buốt thì chắc chắn tuyến tiền liệt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì tuyến tiền liệt là nơi sản sinh ra tinh dịch, do đó sự viêm nhiễm gây tiểu buốt sẽ làm làm giảm chất lượng tinh trùng và tinh dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này.

- Tâm lý căng thẳng, lo sợ, không dám đi tiểu, nhịn tiểu: điều này sẽ tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và gây nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm như ung thư hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản dẫn tới vô sinh.

- Biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm: như viêm tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư âm đạo, nên cần phải điều trị sớm.

- Đe dọa tính mạng người bệnh: nếu bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu khiến máu không thể ngừng.

Cách phòng tránh tiểu buốt ra máu

- Chế độ vệ sinh cần được chú ý, vệ sinh sạch sẽ vùng kín, vệ sinh vùng kín, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Không nên nhịn tiểu khiến cho các chất cặn không thể đào thải ra bên ngoài gây nên sỏi thận, viêm bàng quang.

- Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để vi khuẩn không đi vào âm đạo, không nên thụt sâu vào âm đạo.

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ xung các chất dinh dưỡng trong đó có rau và hoa quả vào chế độ ăn mỗi ngày để đào thải các chất độc ra bên ngoài.

- Mặc quần áo thoải mái và có tính thấm hút, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân để tránh mắc các bệnh lây nhiễm.

- Hạn chế ngồi lâu, chơi các trò chơi gây nguy hiểm niệu đạo, chú ý tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 6 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top