Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu chảy sau khi ăn là biểu hiện của bệnh gì?

Thứ sáu, 20:14 17/03/2023 | Sống khỏe

Theo trang Health Digest, tiêu chảy sau khi ăn có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người cần phải biết được nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp.

Tiêu chảy sau khi ăn là biểu hiện của bệnh gì? - Ảnh 1.

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy. Ảnh:

Tại Mỹ, tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tính đến năm 2014, khoảng 179 triệu trường hợp tiêu chảy cấp tính được ghi nhận hàng năm ở đất nước này.

Trang Health Digest thông tin tiêu chảy được biểu hiện đặc trưng bởi nhu động ruột lỏng, nhiều nước, xảy ra thường xuyên hơn bình thường. Các triệu chứng tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, bao gồm đi ngoài phân lỏng thường xuyên, đau quặn bụng và buồn nôn.

Thông thường, bệnh tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể tiến triển nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như mất nước và mất cân bằng điện giải. Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người có bệnh nền.

Dưới đây là những căn bệnh liên quan đến tiêu chảy do trang Health Digest liệt kê.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu một người bị tiêu chảy ngay sau khi ăn, một nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng này chính là ngộ độc thực phẩm.

Đây là hiện tượng xảy ra khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra trong vòng một giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn thực phẩm.

Không dung nạp được đường, sữa

Không dung nạp được đường, sữa (hay Lactose) là một nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tiêu chảy. Trong những trường hợp như vậy, cơ thể sẽ không tiêu hóa được đường, sữa; dẫn đến phản ứng viêm trong ruột và gây ra tiêu chảy.

Nhiễm virus, lo lắng quá nhiều

Một nguyên nhân khác có khả năng gây tiêu chảy sau khi ăn là nhiễm virus - chẳng hạn như cúm dạ dày (hay viêm dạ dày ruột do virus) gây ra bởi norovirus.

Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý như bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh celiac vẫn có thể gây tiêu chảy sau khi ăn. Những tình trạng này dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi.

Trang Health Digest cho hay nếu một người đang bị căng thẳng hoặc lo lắng thái quá, nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây ra tiêu chảy sau khi ăn. Điều này là do căng thẳng sẽ kích hoạt giải phóng các hormone, làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và khiến thức ăn di chuyển qua ruột quá nhanh, dẫn đến tiêu chảy.

Tiêu chảy sau khi ăn là biểu hiện của bệnh gì? - Ảnh 2.

Chế độ ăn kiêng BRAT là phương pháp điều trị tiêu chảy được nhiều người áp dụng. Ảnh: Marham.

Cách điều trị tiêu chảy sau khi ăn

Trang Health Digest khuyến cáo nếu ai đó bị tiêu chảy ngay sau khi ăn, điều quan trọng họ cần làm là phải chú ý đến các triệu chứng đi kèm khác và tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân cơ bản.

Không những vậy, mọi người có thể đề nghị phương pháp điều trị phù hợp dựa trên chẩn đoán. Việc điều trị tiêu chảy sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

Với trường hợp ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân chính, bệnh tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi.

Đầu tiên, bạn cần cố gắng giữ nước. Tiêu chảy có thể gây mất nước và gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Những chất lỏng như nước và đồ uống thể thao, có thể giúp thay thế lượng nước bị mất trong cơ thể.

Một phương pháp điều trị khác là tuân theo chế độ ăn kiêng BRAT. BRAT là viết tắt của chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Những thực phẩm này dễ tiêu hóa và giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiêu chảy.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác bao gồm bánh quy giòn, sốt táo, các loại thuốc không kê đơn, cũng có thể giúp ích trong việc điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy tiến triển nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn vài ngày, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là điều cần thiết mà mọi người nên làm.

3 bài thuốc hỗ trợ trị bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp3 bài thuốc hỗ trợ trị bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp

Bệnh tim có liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerit), đái tháo đường, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành…

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Magiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Top