Tìm được một người tàn tật, sẽ được trả công... 2 triệu đồng?!
GiadinhNet - “Chỉ cần anh tìm được một người tàn tật đưa đến đây, tôi sẽ trả công 2 triệu đồng, nếu tìm được nhiều người thì số tiền cứ nhân lên. Những việc khác như ăn ở, đưa đi đón về để bán hàng tôi lo tất”, một người đàn ông tự nhận là “quản lý” của cụ già đang bán hàng rong giữa trưa hè nói.

Dù nắng hay mưa, cụ già 76 tuổi vẫn ngồi từ sáng đến đêm bán hàng rong tại nút thắt giao thông Lê Văn Lương. Nhân vật Ch. (khoanh đỏ) luôn đứng từ xa quan sát. Ảnh: PV
Những “thủ thuật” bán hàng rong
Sau khi đăng tải bài viết về việc một người đàn ông hàng ngày đưa đón nhóm người tàn tật đến các điểm bán hàng rong như nút giao thông Linh Đàm - Nghiêm Xuân Yêm; ngã tư Giải Phóng để bán hàng rong, Báo Gia đình & Xã hội tiếp tục nhận được những phản ánh tương tự của người dân. Theo đó, trên địa bàn Hà Nội có nhiều người, nhóm người chuyên thu gom những trường hợp người già, tàn tật về ở tại một nhà trọ, sau đó buổi sáng sớm đưa họ ra đường bán hàng rồi đêm muộn mới đón về nhà trọ.
Trong số nhiều trường hợp, chúng tôi dành thời gian dài tìm hiểu trường hợp cụ già 76 tuổi quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa thường xuyên xin tiền và bán hàng tại ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến khiến nhiều người ứa nước mắt. Mỗi buổi sáng, cụ được một người đàn ông chở xe máy đến đây rồi giao cho giỏ hàng gồm tăm bông, bút, kẹo cao su… Thời tiết đầu hè nắng nóng nhưng cụ với dáng vẻ tật nguyền vẫn oằn mình chống chọi chứ không dám rời chỗ. Nhiều hôm cơn mưa bất ngờ ập xuống, cụ ướt sũng người, miệng liên tục kêu rên...

Lối về phòng trọ lụp xụp nằm sâu trong con ngõ 345 đường Khương Trung, phường Khương Đình (Thanh Xuân - Hà Nội) của Ch. và cụ già bán hàng rong.
Như lịch trình định sẵn, khoảng 22h đêm, một người đàn ông đi xe máy tới chở cụ già về một phòng trọ lụp xụp nằm sâu trong con ngõ 345 đường Khương Trung, phường Khương Đình (Thanh Xuân - Hà Nội). Đáng lưu ý, trong lúc cụ già bán hàng, người đàn ông này thường dựng xe máy dưới một tán cây gần đó hoặc ngồi tại các quán vỉa hè để quan sát. Một người dân làm việc gần khu vực này cho hay, sở dĩ người đàn ông này thường xuyên quan sát để tránh việc cụ già cất giấu tiền riêng hoặc ăn gian số lượng hàng đã bán.
Nhìn bộ dạng đáng thương của cụ già với gương mặt đen sạm, mái tóc lơ phơ bạc, không ít người đi đường không ngần ngại dừng xe giữa trưa nắng để mua một thứ gì đó hoặc cho cụ già vài đồng tiền lẻ. Theo tiết lộ, số tiền mỗi ngày cụ già kiếm được từ việc bán hàng rong lên tới vài trăm nghìn đồng.
Như một “thủ thuật” để kiếm được nhiều tiền nhờ lợi dụng lòng thương của người tham gia giao thông, buổi sáng người đàn ông nói trên sẽ đưa cụ già bán hàng rong ở phía đèn đỏ bên phải hướng đi đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, còn buổi chiều chuyển về ngồi ở nút giao thông hướng đường Khuất Duy Tiến về Phạm Hùng. Có hôm buổi tối, người này yêu cầu cụ già di chuyển sang một khu vực khác để tiếp tục xin tiền người đi đường.
Qua hỏi chuyện, cụ già cho biết: “Công việc bán hàng rong thế này tuy vất vả nhưng đủ trang trải cuộc sống”. Hỏi về nghi vấn bị “chăn dắt” để trục lợi, cụ già đảo mắt nhìn về hướng người đàn ông đang quan sát từ phía xa rồi cúi mặt không nói. Được biết, trước đây ngoài cụ già còn có một người phụ nữ tàn tật khác nữa cùng được một người đàn ông đưa ra đường bán hàng rong nhưng hiện tại người phụ nữ này đã chuyển đi nơi khác.
Lộ diện “quản lý” người tàn tật

Chân dung của Ch. – Người tự giới thiệu muốn tìm những người tàn tật để “hợp tác làm ăn”.
Trong vai là một người đang gặp khó khăn và có nhu cầu đi tìm việc làm, chúng tôi lại gần chỗ người đàn ông đang ngồi trên xe máy quan sát việc bán hàng rong của cụ già để hỏi chuyện. Sau khi lấy được lòng tin, người này giới thiệu tên Ch., quê ở Thanh Hóa và đang quản lý một số người tàn tật để bán hàng rong. Nghe chúng tôi nói về một số trường hợp người tàn tật không có việc làm, Ch. gợi chuyện: “Chỉ cần anh tìm được một người tàn tật, đi lại bước cao, bước thấp hoặc tay chân bị dị tật nhưng đừng nói ngọng vì khó bán hàng, tôi sẽ trả công cho 2 triệu đồng. Nếu tìm được hai hay nhiều người tàn tật càng tốt, số tiền trả công sẽ nhân lên. Việc ăn ở, đi lại hay ốm đau tôi lo tất. Anh cứ nói với gia đình họ là ra chợ ngồi ghế bán tăm rất nhẹ nhàng chứ đừng nói phải bán rong ở đường. Mỗi tháng, tôi sẽ trả cho họ từ 2,5 đến 3 triệu đồng”.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của Báo Gia đình & Xã hội, lực lượng công an và chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra nơi ở trọ của người đàn ông nói trên và cụ già chuyên bán hàng rong. “Công an phường đã trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra, thậm chí mời cả ông Ch. và cụ già lên phường làm việc. Thế nhưng họ nói rằng quen biết từ lâu nên ở chung và không có sự cưỡng ép ràng buộc nào nên rất khó xử lý”, ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng Công an phường Khương Đình (Thanh Xuân – Hà Nội) thông tin.
Đại diện Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP Hà Nội cho biết, Sở đã giao cho các quận, huyện, xã, phường kiểm tra những người lang thang, người tàn tật có dấu hiệu bị chăn dắt hoặc có hành vi xin ăn thì sẽ tập trung về các Trung tâm bảo trợ - xã hội theo quy định. Hiện tại Sở cũng đã thành lập 3 đội trật tự để phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản các hành vi người già, trẻ em, người tàn tật xin ăn để đưa về các Trung tâm bảo trợ. Về phản ánh của báo nêu, đại diện Sở cho biết sẽ rất khó xử lý nếu không có sự phối hợp của chính những người tàn tật có dấu hiệu đang bị chăn dắt, trục lợi.
Khó xử lý hình sự
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, luật sư La Văn Thái (Giám đốc Công ty luật Tầm nhìn và Thịnh vượng) cho biết: Chứng kiến hình ảnh người già, người khuyết tật dãi nắng, dầm mưa trên khắp các tuyến đường đi xin tiền, bán hàng khiến ai cũng thương tâm. Họ đều là những người không có khả năng tự vệ, chấp nhận bị hành xác để tự kiếm được khoản tiền ít ỏi trong khi những kẻ khỏe mạnh lại chọn cách kiếm sống bằng việc “ký sinh” trên thân thể người khác. Hành động trên của những kẻ chăn dắt là vô nhân đạo, tàn nhẫn, bất cứ ai, xã hội nào cũng không thể chấp nhận được.
“Từ những phản ánh của Báo cho thấy những nhân vật như ông K, ông Ch. có dấu hiệu chăn dắt những người già, người tàn tật để trục lợi. Ở đây chúng ta thấy họ đã dùng nhiều thủ đoạn, họ đã buộc những người già và người tàn tật đi bán hàng rong, xin tiền về cho họ và được trích một khoản để trả công. Tuy nhiên, để đủ chứng cứ luận tội và xử lý hình sự đối với những người này thì rất cần sự tố giác của chính những người bị chăn dắt”, luật sư Thái cho biết.
Nhóm Phóng Viên

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.