Tìm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Cách thức mới liệu có mang lại hy vọng?
GĐXH - Để tìm kiếm MH370 mất tích, các nhà nghiên cứu vẫn luôn tìm mọi cách nhằm giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất đã ám ảnh ngành hàng không 10 năm qua.
Thêm cách thức mới tìm kiếm máy bay MH370
Theo tin MH370 mới nhất của Daily Free Press, việc nối lại tìm kiếm MH370 sẽ giúp giải quyết một bí ẩn đã bị bỏ qua quá lâu.
Trang tin này cho biết, hướng tới cuộc tìm kiếm MH370, mọi sự chú ý hiện dồn về Ocean Infinity - công ty robot đại dương có trụ sở tại Mỹ - từng tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia Airlines năm 2018.
Ocean Infinity đã nhất trí với chính phủ Malaysia về kế hoạch nối lại cuộc tìm kiếm dưới nước để tìm máy bay MH370. Nếu được thông qua, cuộc tìm kiếm mới sẽ bắt đầu vào tháng 11/2024.
Daily Free Press nhấn mạnh, tháng 11 này, cả thế giới sẽ dõi theo sứ mệnh mới, nếu diễn ra, để giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất đã ám ảnh ngành hàng không 10 năm qua.
Nếu thành công, cuộc tìm kiếm MH370 mới có thể là một sự khép lại rất cần thiết cho thân nhân của những hành khách trên chuyến bay xấu số.
Hiện tại, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để xác định vị trí của MH370, bao gồm thả các mảnh vỡ máy bay xuống Ấn Độ Dương, theo trang Interesting Engineering.
Dự án có tên "Sáng kiến Tìm kiếm MH370" được khởi xướng với mục tiêu cụ thể là xác định vị trí xác máy bay Boeing 777 mất tích vào tháng 3/2014.
Để thực hiện được mục tiêu này, dự án không sử dụng máy bay không người lái được trang bị sonar hoặc mở cuộc tìm kiếm dưới đáy biển như Ocean Infinity triển khai.
Thay vào đó, nhóm tìm kiếm MH370 dự định thả các mảnh vỡ của máy bay Boeing 777 vào Ấn Độ Dương và theo dõi chuyển động của chúng.
Jeff Wise - một nhà báo khoa học và phi công tư nhân - đã khởi xướng dự án này. Ông đã viết sách về MH370 mất tích, điều hành các podcast và đã xuất hiện trong nhiều bộ phim tài liệu thảo luận về vụ mất tích máy bay của Malaysia Airlines.
Các mảnh vỡ đầu tiên của MH370 được phát hiện trên bờ biển ở Saint-Denis, Đảo Reunion, vào tháng 7/2015. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tập trung vào nghiên cứu sự trôi dạt của những mảnh vỡ này nhằm lần lại vị trí xuất phát của các mảnh vỡ ở Ấn Độ Dương. Trước đây, có những nhóm nghiên cứu đã thả các phần cánh máy bay xuống biển để quan sát.
Chuyên gia tìm kiếm MH370 Wise và cộng sự tin rằng những thí nghiệm này cần phải được tiến hành rộng rãi hơn. Ông đặt mục tiêu thả một cánh tà từ một chiếc Boeing 777 được trang bị cảm biến xuống Ấn Độ Dương. Sau đó, nhóm "Sáng kiến Tìm kiếm MH370" sẽ dành 18 tháng để phân tích chuyển động của mảnh vỡ và theo dõi sự phát triển của các sinh vật biển trên đó để so sánh với các mảnh vỡ MH370 đã dạt vào bờ.
Điều gì đã xảy ra với MH370?
Hành trình dự kiến của chiếc máy bay là từ Kuala Lumpur, Malaysia, đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Kiểm soát không lưu mất liên lạc với chiếc máy bay này trong vòng 60 phút sau khi nó bay vào vùng trời trên biển Đông. Sau đó, radar quân sự định vị được MH370 lần cuối cùng trên biển Andama ở phía đông bắc Ấn Độ Dương.
Sau đó, liên lạc vệ tinh tự động giữa máy bay và vệ tinh viễn thông Inmarsat của Anh cho thấy chiếc máy bay đã đến đông nam Ấn Độ Dương. Thông tin này là cơ sở để Cục An toàn Vận tải Hàng không Australia xác định các khu vực tìm kiếm ban đầu.
Cho đến nay, chúng ta vẫn không biết nguyên nhân khiến chiếc máy bay đổi hướng và biến mất.
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 1 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 14 giờ trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểm - 4 ngày trướcMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.
Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'
Tiêu điểm - 4 ngày trướcGĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.
Chuyện ít biết về nữ giáo sư Việt Nam được lấy tên đặt cho tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời
Tiêu điểm - 5 ngày trướcGĐXH - Nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh ra ở TP.HCM (Việt Nam) sau đó sang Mỹ để sinh sống và nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học. Hiệp hội thiên văn Mỹ đã lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Ông bố ném con gái 3 tuổi của mình vào xe tải lớn đang chạy giữa đường, sự thật phía sau khiến dư luận chấn động
Tiêu điểmBé gái 3 tuổi đã tử vong tại chỗ do bị chiếc xe tải vài tấn cán qua người.