Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 25/3: Quy định mới về kiểm soát COVID-19 với người nhập cảnh vào TP.HCM; F0 khỏi bệnh đua nhau chụp Xquang xem phổi có còn "đẹp"

Thứ sáu, 07:00 25/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - UBND TP.HCM yêu cầu người nhập cảnh qua Cảng HKQT Tân Sơn Nhất phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh; Quá nhiều lời đồn thổi trên mạng xã hội như đang khoẻ mạnh tình cờ đi chụp phổi đã thấy trắng xoá, đã khiến nhiều người khỏi COVID-19 lo lắng.

Tin sáng 24/3: TP.HCM đề xuất F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học trực tiếp; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dàiTin sáng 24/3: TP.HCM đề xuất F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học trực tiếp; đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài

GiadinhNet - Sở GD&ĐT và Sở Y tế TP.HCM đang tính toán đề xuất cho những người đã tiêm vaccine COVID-19 khi được xác định là F1 vẫn được đi học trực tiếp; Tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài.

Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2

Tin sáng 25/3: Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Hành khách nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

UBND TP có văn bản gửi các sở, ban, ngành, Cảng hàng không Miền Nam, Cảng vụ hàng hải TP, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất và các đơn vị liên quan về yêu cầu phòng, chống dịch với người nhập cảnh.

UBND TP yêu cầu người nhập cảnh tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân kể cả chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP.

24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận.

Đối với người nhập cảnh qua Cảng Hàng hải TP, UBND TP cũng yêu cầu phải đáp ứng yêu cầu tương tự. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính thì thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

UBND TP cũng yêu cầu người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định. Đồng thời, tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Liên quan vấn đề này, đại diện Cảng vụ hàng không Miền Nam cho biết đơn vị vừa nhận được hướng dẫn từ phía Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) về những điều cần lưu ý về quy trình kiểm soát dịch y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất

Theo đó, HCDC khuyến cáo hành khách chuẩn bị mã QR khai báo y tế trước khi lên máy bay và nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hành khách phải chọn chính xác tờ khai y tế "Cho người nhập cảnh" và cửa khẩu là " Sân bay Tân Sơn Nhất ". Tất cả hành khách trên chuyến bay đều phải thực hiện khai báo y tế (bao gồm cả trẻ em).

Đối với giấy xét nghiệm kết quả âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp RTPCR/LAMP trong vòng 72 giờ hoặc phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm chứng nhận (thời gian tính từ lúc lấy mẫu xét nghiệm tới trước khi hành khách xuất cảnh).

HCDC hướng dẫn trẻ em dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh nhưng vẫn phải thực hiện khai báo y tế.

Đối với thông tin địa điểm nơi lưu trú, hành khách phải điền thông tin chính xác địa chỉ nhà bao gồm: số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố (với các trường hợp không có số nhà vui lòng điền thêm thông tin thuộc thôn, ấp, xã và huyện nào).

Đối với địa chỉ lưu trú là chung cư, hành khách cần ghi rõ số lô, số phòng. Đối với khách sạn thì điền đầy đủ địa chỉ khách sạn. Đối với địa chỉ lưu trú là khu công nghiệp thì điền đầy đủ tên và địa chỉ của công ty lưu trú.

Ngoài ra, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, hành khách phải khai báo trên ứng dụng PC-COVID. Trường hợp không thể khai báo trên PC-COVID từ nước ngoài thì có thể truy cập website: https://antoan-covid.tphcm.gov.vn/dang-ky-qr-ca-nhan.

Ngày 24/3: Có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thànhNgày 24/3: Có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/3 của Bộ Y tế cho biết có 120.000 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành; giảm gần 8.000 ca so với hôm qua; Trong ngày có hơn 164.700 bệnh nhân khỏi...

Quy định phòng dịch mới áp dụng với người từ nước ngoài về Vĩnh Phúc

Tin sáng 25/3: Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 3.

Từ ngày 15/3/2022, miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương thực hiện ngay nhiều quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Theo đó, với người nhập cảnh theo đường hàng không, Vĩnh Phúc yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt), phải có xét nghiệm như đối với đường hàng không. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

"Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2. Trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân" - văn bản nêu rõ.

Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khó thở…) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định. Theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh Covid-19 trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất.

Trong trường hợp người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh

Hoàng Đức tái mắc COVID-19, lỡ trận gặp Oman, Nhật Bản

Tin sáng 25/3: Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 3.

Cả Hoàng Đức và Châu Ngọc Quang đều mắc COVID-19

Tiền vệ Hoàng Đức tái mắc COVID-19, lỡ hai trận đấu cuối cùng của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 gặp Oman và Nhật Bản.

Trước hai trận gặp Oman và Nhật Bản, HLV Park Hang Seo nhận tin không vui từ tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức khi Quả bóng vàng 2021 tái mắc COVID-19, sau khi tiến hành xét nghiệm PCR.

Như vậy, Hoàng Đức không thể góp mặt trong hai trận đấu cuối cùng của tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.

Việc vắng Hoàng Đức ảnh hưởng nhiều tới lối chơi của tuyển Việt Nam. Trong 2 năm trở lại đây, HLV Park Hang Seo luôn dành sự tin tưởng tuyệt đối với cầu thủ sinh năm 1998.

HLV Park Hang Seo đang thực sự đau đầu về lực lượng. Tuyển Việt Nam có khoảng 10 cầu thủ vắng mặt vì mắc COVID-19 hoặc chấn thương.

Riêng ở hàng tiền vệ, tuyển Việt Nam lần lượt mất Xuân Trường, Hải Huy, Châu Ngọc Quang, Tô Văn Vũ vì nhiễm COVID-19.

Số F0 ở Hà Nội giảm rất mạnh, dần bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh, tập trung bảo vệ người nguy cơ caoSố F0 ở Hà Nội giảm rất mạnh, dần bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh, tập trung bảo vệ người nguy cơ cao

Hiện chỉ còn 400 ca COVID-19 ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, giảm rất mạnh so với nửa tháng trước.

'Vòi tiền' người mắc COVID-19, Trạm trưởng Y tế lưu động bị kỷ luật thôi việc

Tin sáng 25/3: Quy định mới về kiểm soát COVID-19 với người nhập cảnh vào TPHCM; một cầu thủ tái mắc COVID-19, lỡ trận gặp Oman và Nhật Bản - Ảnh 5.

Trạm trưởng Y tế lưu động phường Trại Cau bị buộc thôi việc. Ảnh: CTV

Thông tin cho PV Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Trung tâm Y tế quận Lê Chân (Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định kỷ luật viên chức đối với ông N.M.H - nhân viên Trung tâm Y tế quận, phụ trách Trạm Y tế lưu động phường Trại Cau.

Quyết định của Trung tâm Y tế quận Lê Chân nêu rõ: Ông H. bị thôi việc kể từ 22/3/2022 vì lý do vi phạm quy chế tại khoản 3 Điều 16 tại Nghị định 112/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ; lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích trục lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2022, anh T (trú tại quận Lê Chân) tố cáo ông N.M.H - Trạm trưởng Tram Y tế lưu động phường Trại Cau có hành vi đòi 1,5 triệu đồng mới cho bệnh nhân mắc COVID-19 đi viện. Ngay sau đó, vụ việc được các cơ quan báo chí phản ánh.

Ngay sau khi báo chí đăng tải vụ việc, UBND thành phố có văn bản chỉ đạo UBND quận Lê Chân khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí đăng tải, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có), báo cáo UBND thành phố kết quả trước ngày 7/3/2022.

Cùng ngày, quận Lê Chân có văn bản báo cáo làm rõ vụ việc. Theo đó, UBND quận đã làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhận, kịp thời có các biện pháp xử lý nghiêm, nhằm giải quyết những vi phạm xảy ra và ổn định dư luận.

Trạm trưởng Trạm Y tế lưu động trực tiếp đến xin lỗi và trả lại tiền cho gia đình người dân; đồng thời Trung tâm Y tế quận Lê Chân ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông N.M.H và quyết định giao cho bà Mai Quý Tình - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Trại Cau kiêm nhiệm Trạm trưởng Trạm y tế lưu động.

F0 khỏi bệnh đua nhau chụp Xquang xem phổi còn "đẹp": BS chỉ rõ ai cần chụp, ai không cần

Tin sáng 25/3: Quy định mới về kiểm soát COVID-19 với người nhập cảnh vào TPHCM; F0 khỏi bệnh đua nhau chụp Xquang xem phổi còn "đẹp" - Ảnh 7.

F0 đi chụp Xquang, ảnh Ngọc Minh.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều chia sẻ về trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi được 1 tháng, sức khoẻ bình thường không có triệu chứng. Trường hợp này tình cờ đi chụp Xquang để biết phổi có "đẹp" hay không thì phát hiện phổi trắng xoá. Và cuối bài chia sẻ, trường hợp này còn khuyên mọi người nên đi chụp phổi để phát hiện tổn thương sớm.

Trước những tin chia sẻ phổi F0 có thể vẫn bị tổn thương – trắng xoá khi đã hết bệnh khiến cho rất nhiều người lo lắng.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân đi khám hậu COVID-19 có nhu cầu chụp X-quang. Trong đó, mối quan tâm hàng đầu là liệu có tổn thương phổi hay không. Không ít bệnh nhân, trong đó có những người trẻ tuổi đã đề nghị bác sĩ cho chụp X-quang tim phổi và chụp CT cắt lớp để phát hiện tổn thương sớm.

Bác sĩ Phúc cho biết, virus SARS-CoV-2 thường tấn công vào đường hô hấp nên gây đau họng, ho, đờm… Các triệu chứng này thông thường sẽ hết theo thời gian. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng. Với các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không ho, không khó thở thì không cần chụp X-quang.

Nếu bệnh nhân ho kéo dài từ một tháng trở lên và dùng các biện pháp điều trị nhưng không đỡ; hoặc xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi khi đi lại, sinh hoạt thì cần đi khám. Các bác sĩ sẽ đánh giá tính năng hô hấp và có thể chỉ định chụp X-quang tim phổi khi cần thiết.

PGS. Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc BV Điều trị người bệnh COVID-19, Đại học Y Hà Nội cho hay, hiện với những ca nhiễm COVID-19 nhẹ, không triệu chứng không có lý do phải lo lắng, hoang mang về hậu COVID-19 hay cố gắng đi chụp tấm phim phổi xem phổi có "đẹp" hay không.

Người bệnh mắc COVID-19, giống người bị cảm hàn trước đây sau 1 – 3 tháng vẫn có triệu chứng như ớn lạnh, mệt mỏi và nó đều hết khi cơ thể phục hồi hoàn toàn.

BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, dù F0 bệnh nhẹ, nhiều người vẫn có cảm giác mất năng lượng sau khi khỏi COVID-19 ví như cảm nhận tay chân rã rời, mệt mỏi, kém tập trung, hay rụng tóc... Tuy nhiên, đó cũng là những triệu chứng vẫn gặp ở bệnh nhân sau khi mắc các bệnh lý khác do virus như sốt xuất huyết hay cúm.

Thực tế, nhiều người do quá lo lắng, thậm chí sợ hãi trước các thông tin về hậu COVID-19 nên càng khiến họ stress, thêm mệt mỏi, mất ngủ.

Bác sĩ Khanh khẳng định không có chuyện bệnh nhân không có triệu chứng đi chụp phổi đã trắng xoá. Người dân không cần đua nhau đi chụp phổi, khám hậu COVID-19, chỉ nên đi khám khi có triệu chứng.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, với biến thể Omicron thường có triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, đau rát họng, xổ mũi… Do vậy, triệu chứng ho ở bệnh nhân COVID-19 gặp ở phần lớn bệnh nhân. Nhiều F0 lo ngại việc ho là triệu chứng ảnh hưởng tới phổi là chưa đúng.

Bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân như: Viêm họng, trào ngược dịch dạ dày từ dưới kích thích lên cũng khiến bệnh nhân ho; Một số trường hợp có tổn thương tại phổi, tại tim (bệnh nhân ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho…).

Nếu trường hợp bệnh nhân có ho nhiều lưu ý: Nên uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước/ ngày; súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước sạch; Dùng các biện pháp dân gian gừng, tỏi, đường phèn, mật ong để giảm ho... Nếu triệu chứng ho không giảm có thể uống thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.

Theo bác sĩ Hường, các trường hợp F0 có ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao. Nhưng nếu ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm hoặc khó thở thì bắt buộc bệnh nhân phải vào viện thăm khám, kiểm tra chức năng tim phổi.

Mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ, 2 tuần sau bé trai bị tràn dịch màng phổi

Tin sáng 25/3: Quy định mới về kiểm soát COVID-19 với người nhập cảnh vào TPHCM; một cầu thủ tái mắc COVID-19, lỡ trận gặp Oman và Nhật Bản - Ảnh 5.

Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai

Sau 2 tuần điều trị khỏi COVID-19, bé H.Đ.D, 9 tuổi (Tổ 17, phường Bình Minh, TP Lào Cai) có biểu hiện sốt nhẹ, tức ngực, khó thở được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cấp cứu. Qua thăm khám, chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện người bệnh có dấu hiệu tràn dịch khoang màng phổi trái gây xẹp phổi.

Theo lời kể từ gia đình, thời điểm nhiễm COVID-19, bé chỉ sốt, ho nhẹ kéo dài 1 tuần. Gia đình tự điều trị bệnh tại nhà bằng thuốc ho, hạ sốt, các triệu chứng khá nhẹ nhàng sau đó bệnh nhi khỏi bệnh. Trước 1 tuần nhập viện cấp cứu, bé cảm thấy tức ngực và khó thở với tần suất ngày càng tăng.

Đánh giá nhiều khả năng bệnh nhi gặp di chứng hậu COVID-19, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên khoa và quyết định phẫu thuật mở màng phổi tối thiểu, dẫn lưu dịch và điều trị hậu phẫu. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, bớt khó thở, chỉ số SpO2 được cải thiện.

Mắc COVID-19 sau 15 lần cách ly F1

Tin sáng 25/3: Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 4.

Pha Lê và chồng lúc tổ chức lễ ăn hỏi online tại nhà riêng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một tuần sau khi tổ chức lễ cưới, Pha Lê (27 tuổi, sống tại Cần Thơ) và chồng xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, ba mẹ chồng của cô cũng test nhanh dương tính.

"Quá nhiều lần trở thành F1, từ lâu tôi đã sẵn sàng đón nhận tin này", Lê nói.

Vợ chồng Pha Lê không phải trường hợp hiếm hoi trở thành F0. Trong bối cảnh Việt Nam tăng hàng trăm nghìn ca bệnh mỗi ngày, rất nhiều người bất ngờ mắc bệnh dù không rõ tiếp xúc nguồn lây nhiễm từ bao giờ.

"Cảm giác vượt qua COVID-19 thật sự rất khác biệt. Không phải khác do triệu chứng bệnh đặc biệt mà vì mình không nghĩ 2 vợ chồng lại vượt qua nhanh chóng và dễ dàng như vậy", Pha Lê chia sẻ.

Ngày 14/3, vợ chồng Lê bị cảm nhẹ, lần lượt test nhanh dương tính. Cả 2 trở thành F0 chỉ sau khoảng một tuần tổ chức tiệc cưới tại quê nhà. Ít ngày trước đó, ba mẹ chồng cô cũng nhận kết quả dương tính do tiếp xúc với học sinh tại trường.

Pha Lê đang điều hành một công ty chuyên dịch vụ marketing tại TP Cần Thơ. Chồng cô kinh doanh bất động sản. Do tính chất công việc, cả 2 thường xuyên tiếp xúc rất nhiều người.

"Tôi không nhớ hế số lần trở thành F1, F2. Nếu đếm sơ sơ người thân, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, có lẽ cũng trên 15 lần F1", nữ giám đốc chia sẻ.

Dù bất ngờ mắc COVID-19 dù không có triệu chứng đáng kể, Pha Lê không bất ngờ. Trước đó, hầu hết bạn bè, người thân xung quanh cô cũng dương tính và khỏi bệnh.

Xác định ngày dương tính không thể tránh khỏi, vợ chồng cô đã chuẩn bị sẵn thuốc men, thực phẩm, kit xét nghiệm.

Người tái nhiễm, khả năng lây bệnh cho người khác cao không?

Bác sĩ Nguyễn Phương Thy, Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết khả năng lây nhiễm COVID-19 phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Một là nồng độ virus trong đường hô hấp của người bệnh.

Hai là sự phát tán virus ra môi trường và khoảng cách, vệ sinh khi tiếp xúc.

Ba là sức đề kháng của người tiếp xúc.

Việc từng nhiễm hoặc từng tiêm vắc xin chỉ giúp người bị nhiễm nhẹ hơn, không đảm bảo nồng độ virus thấp.

Bệnh nhân tái nhiễm vẫn có nồng độ virus cao và vẫn có triệu chứng như ho, sổ mũi... và vẫn có khả năng thải virus ra môi trường.

Vì vậy, tiếp xúc với người bị tái nhiễm COVID-19 vẫn có thể bị lây nhiễm.

Quên uống Molnupiravir có uống gộp liều được không?

Tin sáng 25/3: Người nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất phải âm tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 5.

Molnupiravir có thể uống ngay khi nhớ nhưng không được gộp liều.

Việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Quên uống thuốc hay uống thuốc không theo một thời gian nhất định như bác sĩ chỉ định không những khiến cho quá trình điều trị kém hiệu quả mà còn có hại cho sức khỏe. Thuốc Molnupiravir là một trong những loại thuốc yêu cầu uống đúng giờ và theo liều lượng nhất định. Vậy nếu như chúng ta quên uống thuốc thì nên xử lý như thế nào?

Quên liều Molnupiravir có uống bù được không?

Có rất nhiều loại thuốc được quy định uống cách nhau tối thiểu 6 tiếng hoặc 12 tiếng để tránh tác động xấu tới cơ thể. Việc uống bù 2 liều/lần có thể khiến cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm đó quá cao dẫn tới tình trạng ngộ độc và gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, khó thở,...thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Đối với thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir đã được quy định liều lượng dùng rất nghiêm ngặt. Mỗi 12 tiếng chỉ được phép sử dụng 800mg và chia làm 2 lần uống. Vậy nếu như chúng ta quên liều thì có thể uống bù vào bữa sau hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM chia sẻ, nếu như xảy ra trường hợp quên liều Molnupiravir, thì ngay khi nhớ ra chúng ta có thể uống liền. Trong trường hợp chúng ta nhớ ra nhưng sắp tới liều tiếp theo thì chúng ta cũng uống ngay, đồng thời lùi liều tiếp theo lại. Đặc biệt là không được uống gộp liều.

Nên uống Molnupiravir cách nhau mấy tiếng?

Mỗi 12 tiếng chỉ được uống 800mg, mỗi một lần uống chỉ được uống 400mg, vậy thì thời gian giữa hai liều là bao nhiêu tiếng để thuốc phát huy hết tác dụng và không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể?

BS Trương Hữu Khanh chia sẻ thêm rằng, nguyên tắc của thuốc kháng virus phải cách nhau ít nhất từ 4 đến 6 tiếng là tối thiểu. Cũng không phải cứ nhất định 12 tiếng mới được uống một lần.

Nên uống Molnupiravir trước hay sau khi ăn?

Tùy thuộc vào thành phần, cơ chế hoạt động của thuốc quyết định nên uống thuốc vào thời điểm trước, trong hay sau khi ăn. Các thuốc thường uống khi bụng đói như Flucloxacillin, Phenoxymethylpenicillin, Oxytetracxycline,...Các loại thuốc được chỉ định uống trong khi ăn như Accarbose, Abendazol, Alfuzocin,.. Các loại thuốc cần được uống sau khi ăn như kháng sinh Ampicillin, Erythromycin, Aspirin,..

Theo hướng dẫn thì thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir cần được uống trước ăn 30-60 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng có nhiều người cảm thấy khó chịu khi phải uống thuốc lúc bụng đói nên đối với những trường hợp này chúng ta có thể uống ngay trước khi ăn.

Trẻ em đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không ?

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm kiếm 2 nữ sinh nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương

Tìm kiếm 2 nữ sinh nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương

Thời sự - 1 giờ trước

Hiện lực lượng chức năng và người nhà đang nỗ lực tìm kiếm 2 nữ sinh nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương (Bắc Ninh), tuy nhiên vẫn chưa có kết quả.

Thời tiết Hà Nội bị ảnh hưởng thế nào khi không khí lạnh tăng cường tràn về?

Thời tiết Hà Nội bị ảnh hưởng thế nào khi không khí lạnh tăng cường tràn về?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường. Mưa lớn xảy ra tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc sau đó lan ra Hà Nội và các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ba dự án thành phần đường bộ cao tốc, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường mượn để thi công cao tốc vẫn chưa được sửa chữa, hoàn trả như cam kết.

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an, trong tháng 4/2024, toàn quốc xảy ra 372 vụ cháy, làm chết 03 người, 02 người bị thương, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 18,69 tỷ đồng và 43,94 ha rừng. Xảy ra 04 vụ nổ, làm chết 01 người, làm bị thương 06 người.

Vụ xe bồn chở bê tông sập cẩu ở Thái Bình: Người tử vong là chủ thầu xây dựng

Vụ xe bồn chở bê tông sập cẩu ở Thái Bình: Người tử vong là chủ thầu xây dựng

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo UBND phường Tiền Phong (TP Thái Bình), trong số các nạn nhân, ông Nguyễn Văn N (SN 1974, trú thôn Thắng Cựu, xã Phú Xuân, TP Thái Bình) là chủ cai thầu công trình, đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện.

Lãnh đạo Hà Nội thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ sạt lở đất ở Ba Vì

Lãnh đạo Hà Nội thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ sạt lở đất ở Ba Vì

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Phó chủ tịch Thường trực TP Hà Nội đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ở Ba Vì.

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sắp tới miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường. Các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra mưa lớn.

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Thời sự - 20 giờ trước

Vào khoảng 13h ngày 13-5, trên đường ĐT 741, đoạn qua tổ 7 ấp Minh Hòa, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách với xe tải và xe container...

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Thời sự - 22 giờ trước

GĐXH - Nam tài xế taxi 34 tuổi đã trình diện, làm việc với Công an quận Hoàn Kiếm sau khi bị hai khách du lịch nước ngoài tố 'chặt chém' khi di chuyển quãng đường dài chưa đầy 200m ở phố cổ Hà Nội.

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Thời sự - 23 giờ trước

Lực lượng chức năng huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đang tìm kiếm cháu bé 6 tuổi mất tích.

Top