Hà Nội
23°C / 22-25°C

Số F0 ở Hà Nội giảm rất mạnh, dần bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh, tập trung bảo vệ người nguy cơ cao

Thứ năm, 17:46 24/03/2022 | Y tế

Hiện chỉ còn 400 ca COVID-19 ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, giảm rất mạnh so với nửa tháng trước.

Số ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày, ca nặng, tử vong ở Hà Nội giảm rất mạnh 

Sở Y tế Hà Nội tối 24/3 thông báo TP vừa ghi nhận 12.485 ca COVID-19, giảm 20.000 ca so với mốc kỷ lục hôm 8/3. 

Bệnh nhân phân bố tại 518 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.709); Đông Anh (1.153); Long Biên (712); Hoàng Mai (658); Sóc Sơn (641)

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.230.764 ca.

Hiện toàn TP có hơn 278.000 người nhiễm COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 20.000 ca so với hôm 22/3. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 23/3, toàn TP Hà Nội chỉ còn hơn 2.100 ca COVID-19 điều trị tại các bệnh viện, trong đó có hơn 1.500 ca mức độ trung bình (giảm 26% so với trung bình 7 ngày trước), 400 ca nặng/nguy kịch (giảm hơn 28%). 

Dần bình thường hoá khám chữa bệnh, bảo vệ nhóm bệnh nhân nguy cơ cao 

Nhiều cơ sở y tế ở Hà Nội đã có những bước đi đầu tiên trong "bình thường hoá" hoạt động khám chữa bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng.

Số F0 mỗi ngày ở Hà Nội giảm rất mạnh, dần bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh, tập trung bảo vệ người nguy cơ cao  - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chuẩn bị gây mê cho bệnh nhân N.V.Q mắc COVID-19. Cơ sở này dần bình thường hóa hoạt động chuyên môn chăm sóc điều trị phẫu thuật người bệnh nhiễm COVID-19.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thông tin số lượng bệnh nhân tăng nặng điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai đã giảm tới 50% so với vài tuần trước, về còn dưới 100 ca/ngày. 

Không chỉ điều trị COVID-19, nhiều bệnh viện cả công lập lẫn tư nhân dần coi COVID-19 là bệnh thông thường nên hàng loạt "phòng khám F0" đã được mở ra, song song với khám chữa các loại bệnh khác.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức (Hà Nội) đã chủ động tiếp nhận, cấp cứu, mổ cấp cứu, hồi sức sau mổ và chăm sóc điều trị người bệnh COVID-19.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), vốn là cơ sở tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 tầng 2 và 3 (trong tháp 3 tầng), chỉ trong gần 3 tuần mở phòng khám F0 đã tiếp nhận tới gần 2.000 bệnh nhân tới khám, cao điểm có ngày lên tới hơn 100 ca, chủ yếu là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Đáng nói, 40% số F0 đến khám này có chỉ định nhập viện. Họ sẽ được điều trị tới khi kiểm soát được tình trạng bệnh và tiếp tục cho về nhà theo dõi.

Cũng trong tiến trình "bình thường hoá", Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển – cho biết số lượng bệnh nhi tới khám ở viện này hiện khoảng 2.000 ca/ngày, tăng hơn 30% so với thời gian cách đây một vài tháng (khoảng 1.200-1.500 ca). 

Tuy số bệnh nhi này chỉ mới đạt 50% so với thời điểm cao nhất (khoảng 4.000-5.000 ca/ngày), nhưng điều này cũng cho thấy hoạt động khám chữa bệnh đã dần trở lại bình thường. Việc gia tăng bệnh nhân tới khám chủ yếu là do số trẻ chuyển tới từ các tỉnh, đặc biệt là các bé mắc bệnh lý mãn tính, suốt cả giai đoạn dài các bé không được lên bệnh viện tuyến trên điều trị vì lo lắng dịch bệnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), việc khám chữa bệnh thông thường đã dần trở lại. Trước đây, lúc cao điểm trước Tết Nguyên đán, bệnh viện hạng 1 này tiếp nhận, điều trị tới gần 500 ca COVID-19 thì nay chỉ còn 190 ca. Số F0 nặng, nguy kịch lúc cao nhất khoảng 150 trường hợp nay chỉ về dưới 50 ca. 

Khu vực điều trị COVID-19 giảm sức nóng, Bệnh viện có chủ trương và đang rút dần nhân viên y tế về tập trung điều trị các bệnh thông thường khác bởi lượng bệnh nhân nội trú tại các khu vực này đang tăng lên, từ 200 ca lên 350 ca/ngày.

Tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao, phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng để can thiệp kịp thời, vừa không để quá tải hệ thống y tế, vừa hạn chế số người bệnh tăng nặng và tử vong là mục tiêu và chiến lược của ngành Y tế các địa phương.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, lượng bệnh nhân tới khám, điều trị đã được tiêm đủ mũi vaccine rất cao, tuy nhiên, Bệnh viện cũng có nhiều hình thức để bảo vệ nhóm bệnh nhân nguy cơ cao (khu vực cấp cứu, hồi sức, chạy thận nhân tạo, bệnh nền cấp tính….).

Thay vì bố trí nhóm nhân viên y tế trực cổng để hướng dẫn khai báo, sàng lọc, cơ sở này đã lắp các máy đo thân nhiệt tự động, nếu phát hiện bệnh nhân hay người nhà có nhiệt độ cao sẽ lập tức thông báo, sàng lọc, xét nghiệm.

Bệnh nhân cũng chủ động khai báo về lịch sử tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ với các dấu hiệu, triệu chứng. Tại các khoa phòng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang yêu cầu cán bộ, nhân viên, khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm COVID-19 phải chỉ định xét nghiệm ngay…

Võ Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top