Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19

Thứ hai, 07:08 03/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Chưa có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào đằng sau những nỗi sợ hãi này, trái lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai là rất nguy hiểm.. Nhiễm COVID-19 vào thời điểm hiện nay không giống như năm 2020. Chúng ta có các giải pháp để đảm bảo nhiều người mắc chỉ bị bệnh nhẹ.

Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa 'giảm nhiệt' cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào?Tin sáng 2/1: Bắt đầu thu tiền ăn đối với bệnh nhân COVID-19; quận Đống Đa "giảm nhiệt" cho bán hàng ăn tại chỗ trở lại ở 14 phường, các quận/huyện mới lên vùng cam thế nào?

GiadinhNet - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 910 về việc thu tiền ăn đối với người nhiễm COVID-19 và người cách ly y tế. Quận Đống Đa (Hà Nội) chuyển từ "vùng cam" xuống "vàng", cho phép 14 phường bán hàng ăn uống tại chỗ, trong khi đó, 3 quận, huyện tăng nguy cơ so với tuần trước là Thanh Trì, Thanh Xuân và Gia Lâm.

Đẩy mạnh hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong phòng chống dịch COVID-19

Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 tại các tỉnh phía Nam, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong trong phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm, chú trọng. Đối với lực lượng những người làm tuyên giáo, công tác này cũng luôn được chú trọng, góp phần cung cấp cho người dân nhiều thông điệp hữu ích, cũng như những khuyến cáo trong phòng chống dịch một cách đơn giản, dễ hiểu.

Trong suốt quá trình chống dịch gian nan, vất vả thời gian qua, ngành tuyên giáo đã có những chỉ đạo, hợp tác tích cực, kịp thời giữa các cơ quan, ban ngành từ trung ương tới địa phương. Qua đó, kịp thời chuyển tải tới nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 về công tác phòng chống dịch. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn báo chí luôn phản ánh những nỗ lực chống dịch không mệt mỏi của các lực lượng tuyến đầu, đồng thời cổ vũ động viên lực lượng này vượt qua những khó khăn trở ngại làm tốt công tác phòng chống dịch, tiêm chủng, chăm bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân…

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhiều tác phẩm truyền thông tuyên truyền đã được thể nhiều hình thức như qua video, infgraphic, các tin bài, phóng sự, E-Megazinne… của các cơ quan báo chí đã góp phần cung cấp cho người dân nhiều thông điệp hữu ích và đưa ra những khuyến cáo trong phòng chống dịch đơn giản, dễ nhìn, dễ nghe và dễ hiểu: "Trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng, hệ thống tuyên giáo giữ vững vai trò quan trọng việc thông tin đúng và đủ để nhân dân an tâm, phối hợp với chính quyền và ngành y tế thực hiện tốt mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân. Những nỗ lực cố gắng cống hiến hết mình của nhân viên y tế các lực lượng tuyến đầu trên mọi miền Tổ quốc, sự chi viện hỗ trợ của các đơn vị y tế trên toàn quốc đã được thông tin đầy đủ đối với người dân và cộng đồng góp phần cổ vũ động viên lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".

Hà Nội lại lập đỉnh ca mắc mới; thêm 3 quận, huyện chuyển 'vùng cam' nguy cơ cao

Tối 2/1, Sở Y tế Hà Nội thông báo 24 giờ qua TP ghi nhận 2.045 ca bệnh trong đó có 555 ca cộng đồng, 1.462 ca tại khu cách ly và 28 ca tại khu phong tỏa.

Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (232); Thanh Xuân (227); Thanh Trì (225); Gia Lâm (163); Hoàn Kiếm (148); Ba Đình (147); Hoàng Mai (132). Trong số này, quận Thanh Xuân, Thanh Trì, Gia Lâm là 3 địa phương mới chuyển lên "vùng cam" theo thông báo cấp độ dịch của Hà Nội từ 31/12.

Từ 12h ngày mai, 3/1, quận Thanh Xuân sẽ siết các hoạt động như các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h00 hàng ngày. Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; Tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối 12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2.045 ca COVID-19 mới ghi nhận ở Hà Nội phân bố tại 326 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 555 ca cộng đồng ghi nhận tại 191 xã, phường thuộc 29/30 quận, huyện.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Gia Lâm (78); Hoàng Mai (65); Thanh Trì (64); Đông Anh (36); Long Biên (35); Sóc Sơn (33).

Hà Nội lại lập đỉnh ca mắc mới; thêm 3 quận, huyện chuyển "vùng cam" nguy cơ caoHà Nội lại lập đỉnh ca mắc mới; thêm 3 quận, huyện chuyển 'vùng cam' nguy cơ cao

Ngày 2/1 đánh dấu ca mắc COVID-19 kỷ lục ở Hà Nội với 2.045 người nhiễm, 555 ca cộng đồng, riêng 3 quận/huyện mới chuyển "vùng cam" là Thanh Xuân, Thanh Trì, Gia Lâm có hơn 510 ca.

Sự khác nhau giữa mũi 3 vaccine COVID-19 bổ sung và nhắc lại

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19   - Ảnh 2.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vaccine COVID-19


Theo đó, cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện gồm từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) bao gồm:

- Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung có thể giúp nhóm này có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.

Ngoài ra, nếu đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin của hãng Sinopharm hoặc Sputnik V thì cũng cần tiêm bổ sung vaccine COVID-19 . Loại vắc-xin tiêm cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

Ngày 2/1: Cả nước có 16.948 ca COVID-19 mới, Hà Nội lần đầu vượt mốc 2.000 caNgày 2/1: Cả nước có 16.948 ca COVID-19 mới, Hà Nội lần đầu vượt mốc 2.000 ca

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 2/1 cho biết có 16.948 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 2.000 ca/ ngày; Trong ngày có hơn 14.400 ca khỏi; 221 trường hợp tử vong

Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh

Ngày 2/1, theo thông tin từ Bộ Y tế, ngay sau khi vaccine COVID-19 được tung ra thị trường, các tin đồn bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội rằng chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cơ hội mang thai.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào đằng sau những nỗi sợ hãi này, trái lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai là rất nguy hiểm.

Theo Bộ Y tế, khi vaccine COVID-19 được thử nghiệm lâm sàng vào năm 2020, phụ nữ mang thai không nằm trong đối tượng nghiên cứu, cũng như thực hành tiêu chuẩn với các phương pháp điều trị hoặc vaccine mới. Điều này có thể khiến nhiều người nghi ngờ rằng vaccine không an toàn ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên hiện nay, vaccine COVID-19 đã được tiêm cho hàng trăm triệu người, các nghiên cứu cho thấy chúng an toàn trong thai kỳ. Cho đến nay hơn 200.000 phụ nữ mang thai ở Mỹ đã được tiêm phòng và không có lo ngại về an toàn nào được xác định.

Dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) kết luận rằng vaccine COVID-19 được những người đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú dung nạp tốt, điều này càng cho thấy lợi ích của việc sử dụng vaccine vượt xa những rủi ro.

Sau nghỉ Tết Dương lịch, học sinh nơi nào trở lại trường học trực tiếp?

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19   - Ảnh 3.

Việc cho học sinh quay lại trường học trực tiếp phải theo cấp độ dịch của địa phương.


Do dịch bệnh kéo dài, việc để học sinh ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến học sinh và phụ huynh nên một số địa phương dự kiến sẽ cho học sinh trở lại trường học trực tiếp sau dịp nghỉ Tết Dương lịch, tùy theo cấp độ dịch trên địa bàn.

Cụ thể, các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12. Riêng xã đảo Thạnh An, Cần Giờ, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 được tới trường.

UBND TP.HCM cũng giao Sở GD&ĐT chủ động phối hợp Sở Y tế rà soát, tham mưu việc điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn đối với cơ sở giáo dục (khi cần thiết); tiếp tục triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học, bậc học và lĩnh hoạt theo cấp độ dịch.

Hai Sở này có trách nhiệm kịp thời tham mưu UBND TP việc mở rộng dạy học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán năm 2022 cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và trẻ mầm non. Tổ chức ôn tập kiến thức và kiểm tra học kỳ tại lớp cho học sinh học trực tiếp trong khoảng thời gian từ 4-22/1/2022.

Tại Đồng Nai: Đến thời điểm này toàn tỉnh Đồng Nai đã có 92 trường học tổ chức dạy - học trực tiếp với hơn 26.800 học sinh đến trường, đạt tỷ lệ 93% học sinh đi học. Sở GD&ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc căn cứ vào mức độ dịch trên địa bàn để xây dựng kế hoạch cho học sinh đi học trở lại, nhất là ở Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Vĩnh Cửu và Nhơn Trạch.

Hiện nay dịch bệnh đang dần được kiểm soát nên lãnh đạo Sở GDĐT cũng đã bàn bạc và thống nhất sẽ xin ý kiến UBND tỉnh Đồng Nai, dự kiến đến tháng 2/2022 sẽ cho học sinh các cấp đồng loạt đến trường, kể cả cấp mầm non.

- UBND TP. Biên Hòa vừa có ý kiến về việc lên kế hoạch cho học sinh đi học lại. Theo đó, từ 3/1/2022, thí điểm cho học sinh lớp 9 tại 2 trường THCS Thống Nhất và THCS Nguyễn Văn Trỗi đi học lại.

Từ 10/1, cho các khối còn lại tại 2 trường này đến trường; Học sinh khối 12 các trường THPT, khối 9 các trường THCS, khối 5 trường tiểu học và lớp lá các trường mầm non trên địa bàn được đi học lại.

Đến 17/1, học sinh các trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non đến trường và học bình thường.

Bình Phước sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp theo lộ trình tiêm vaccine, để cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đó, từ 3/1/2022, các trường sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 11 và 12 ở địa bàn có dịch COVID-19 cấp độ 1 và 2.

Tiền Giang: UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất từ 3/1/2022, các huyện, TP, thị xã trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy học trực tiếp đối với khối 9 và khối 12. Riêng huyện cù lao Tân Phú Đông dạy học trực tiếp đối với khối 9, khối 10 và khối 12. Học sinh các khối lớp còn lại tại các trường học trong tỉnh tiếp tục học trực tuyến.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, việc tổ chức học trực tiếp chỉ được thực hiện khi các cơ sở giáo dục đáp ứng đạt mức độ dịch an toàn rất cao, chỉ dạy 1 buổi/ngày, chưa tổ chức các hoạt động tập thể, dạy thêm học thêm, học nội trú, bán trú và mỗi lớp học không quá 24 học sinh.

Cô gái tử vong sau tiêm, 5 người tiêm chung lọ vắc xin hiện ra sao?. Việt Nam có 20 ca nhiễm Omicron

Sóc Trăng: Dự kiến học sinh trở lại trường học trực tiếp từ 4/1/2022 đối với cấp THPT, ngày 10/1/2022 đối với cấp THCS, cấp tiểu học và mầm non từ 14/2/2022.

Long An: Từ 3/1/2022, học sinh tiểu học và mầm non đi học trở lại trong khi học sinh THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) đến trường từ 6/12 và THCS từ 20/12.

Trà Vinh: Sở GD&ĐT Trà Vinh cho biết việc thí điểm việc dạy, học trực tiếp cho học sinh vùng dịch cấp độ 1, cấp độ 2 ở khối lớp 9 đạt tỉ lệ 78,85% và khối lớp 12 đạt tỉ lệ 90,79%.

Bắt đầu từ 7/12/2021, học sinh khối lớp 9 và khối lớp 12 (những nơi được xác định thuộc cấp độ 1 và cấp độ 2) sẽ đến trường học trực tiếp để rút kinh nghiệm.

Những ngày tới, sau khi ổn định việc học tập trực tiếp của học sinh khối 9 và khối 12, sẽ tiếp tục cho học sinh các khối lớp 7, 8, 10 và 11 đến trường học trực tiếp từ 5/1/2022.

Vĩnh Phúc: Học sinh toàn TP. Vĩnh Yên sẽ đến trường từ 3/1/2022. Trước đó, học sinh lớp 6, 7, 8, 10, 11 ở TP. Vĩnh Yên đã trở lại trường học trực tiếp bắt đầu từ 27/2. Học sinh lớp 9 và lớp 12 đã đến trường từ 20/12,

Cần Thơ: Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ cho biết, Sở đã tham mưu UBND TP thời gian dự kiến cho học sinh đến trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết âm lịch.

Theo lộ trình trở lại học tập trực tiếp tại trường, trong tuần đầu tiên là lớp 9 và 12, tuần thứ 2 sẽ là học sinh lớp 1, 2, 5 và học sinh còn lại của khối trung học, tuần thứ 3 là tất cả học sinh từ mầm non đến Trung tâm GDTX.

Sau nghỉ Tết Dương lịch, học sinh nơi nào trở lại trường học trực tiếp?Sau nghỉ Tết Dương lịch, học sinh nơi nào trở lại trường học trực tiếp?

Do dịch bệnh kéo dài, việc để học sinh ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến học sinh và phụ huynh nên một số địa phương dự kiến sẽ cho học sinh trở lại trường học trực tiếp sau dịp nghỉ Tết Dương lịch, tùy theo cấp độ dịch trên địa bàn.

Trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19   - Ảnh 5.

Ảnh minh họa: Sky


Dưới đây là chia sẻ của một bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 vào năm 2020 và cuối năm 2021.

Ngày 23/12, tôi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lần thứ 2. Tôi nhiễm COVID-19 lần đầu vào tháng 11/2020. Tháng 3/2021, tôi đã tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer.

Lần đầu tiên có kết quả dương tính, thế giới của tôi như dừng lại. Tôi biết mình phải cách ly. Vào thời điểm đó, tôi đang sống với bố mẹ. Tôi ở trong phòng ngủ của mình 14 ngày, dùng bữa được đặt ngoài cửa, đeo khẩu trang, chỉ ra ngoài sử dụng phòng tắm. Bố mẹ tôi thậm chí đã ra khỏi nhà trong 2 tuần khi anh trai tôi có kết quả dương tính vào đầu tháng 11.

Các triệu chứng của tôi khá nhẹ, bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, mất vị giác và khứu giác. Tuy nhiên, những cuộc gọi cho bạn bè và người thân gây ra sự căng thẳng tột độ.

Trong khi tôi cảm thấy ổn, nhận thức về loại virus đã giết chết hơn 1 triệu người trên thế giới đè nặng lên tôi. Tôi luôn lo lắng rằng ngay cả khi mình cảm thấy ổn, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn.

14 ngày trôi qua chậm chạp, nhưng sau khi tôi cách ly và hồi phục, đại dịch dường như đã qua đối với tôi. Tôi không nghĩ rằng mình có thể bị nhiễm COVID-19 một lần nữa.

Ngày 20/12, tôi cảm thấy ngứa cổ họng mà tôi đoán đó là sự khởi đầu của một vấn đề gì đó. Tôi nghĩ mình bị cảm lạnh vì từng bị COVID-19 vào năm 2020, nhưng tôi vẫn quyết định đi xét nghiệm trước Giáng sinh.

Các điểm xét nghiệm bị quá tải, mọi người chia sẻ trên mạng rằng thời gian chờ lấy mẫu đã tăng lên hơn 3 giờ ở một số nơi. Kết quả cũng bị trả muộn hơn.

Tôi mua mẫu tự xét nghiệm nhanh ở nhà. Lần 1 có kết quả âm tính.

Hôm sau, tôi thức dậy và bắt đầu làm việc. Tôi cảm thấy mệt mỏi, đau họng, đờ đẫn. Xét nghiệm nhanh vẫn cho kết quả âm tính. Tôi ho có đờm nhưng cơn ho không kéo dài.

Ngày kế tiếp, một thành viên trong gia đình thông báo cô có kết quả dương tính và tất cả chúng tôi đã bị phơi nhiễm. Tôi mua thêm hai gói xét nghiệm từ cùng một hiệu thuốc, giá đã tăng từ 30 lên 35 USD.

Hai lần xét nghiệm sau đó của tôi cho kết quả dương tính.

Gia đình của tôi, cả người đã tiêm và chưa tiêm vaccine, ngay lập tức chấp nhận sự thật rằng nếu tôi nhiễm virus, họ cũng có khả năng mắc bệnh. Họ không thấy cần phải tránh xa tôi. Đó là điều khó hiểu nhất đối với tôi: Mọi người có vẻ ổn khi nhiễm cùng một loại virus mà họ sợ vào năm ngoái.

Bạn bè và người thân của tôi đều ngạc nhiên khi biết một người có thể nhiễm COVID-19 lần thứ 2 hoặc họ thông báo bản thân cũng có kết quả dương tính.

Nhiễm COVID-19 ở New York dường như đã đi từ điều cấm kỵ đến không thể tránh khỏi. Chúng tôi không có kế hoạch hủy bỏ Giáng sinh vì tất cả chúng tôi đều tiếp xúc với virus.

Tôi đã đeo khẩu trang, tránh xa mọi người, dùng bữa ở một nơi khác trong ngày lễ Giáng sinh, khoảng 5 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Các thành viên trong gia đình không coi chẩn đoán COVID-19 của tôi là mối đe dọa, đó là điều mà tôi không thể hiểu hết được.

Tôi sẽ sớm kết thúc việc cách ly. Các triệu chứng không nguy hiểm đến tính mạng và không nặng hơn cảm lạnh nhẹ. Tôi đau họng và mệt mỏi trong vài ngày. Mỗi người có các biểu hiện khác nhau khi nhiễm loại virus này. Tôi không mất đi hoàn toàn vị giác của mình.

Nhiễm COVID-19 vào thời điểm hiện nay không giống như năm 2020. Chúng ta có các giải pháp để đảm bảo nhiều người mắc chỉ bị bệnh nhẹ.

Tôi ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng của mình khi được tiêm phòng và có khả năng miễn dịch từ đợt nhiễm COVID-19 đầu tiên. Tôi rất vui mừng bởi thực tế, các loại thuốc sắp được tung ra thị trường có thể giúp giảm các triệu chứng.

Từ 4/1, người dân thành phố Hải Dương tham gia dịch vụ ăn uống cần điều kiện gì?

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19   - Ảnh 6.

Ảnh minh họa


UBND TP Hải Dương vừa có công văn về việc điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, thành phố đề nghị nhân dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, tuân thủ nguyên tắc 5K.

Mọi người chủ động test nhanh kháng nguyên xét nghiệm COVID-19, đặc biệt là những người từ tỉnh ngoài, vùng có dịch trở về; không chủ quan, lơ là khi đã tiêm vaccine.

Hạn chế tập trung đông người nơi công cộng, nếu tổ chức các sự kiện yêu cầu không tập trung quá 20 người trong cùng thời gian, địa điểm.

Các đơn vị tổ chức sự kiện có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; yêu cầu phải thực hiện việc test nhanh kháng nguyên xét nghiệm COVID- 19 hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR của người tham dự (có thời hạn trong 72h), đảm bảo người tham dự sự kiện có kết quả âm tính mới được tiến hành tổ chức sự kiện.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạn chế tổ chức hội nghị, gặp mặt cuối năm, đầu năm và không tổ chức ăn, uống, liên hoan. Cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến các phường, xã thực hiện nêu gương không tổ chức, tham gia liên hoan, tập trung ăn uống đông người.

Công văn nêu rõ: Từ 0h ngày 04/01/2022, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, không phục vụ quá 50% công suất và không quá 20 người trong một phòng; phải đóng cửa trước 21h hằng ngày; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế hoặc quét mã QR-code.

Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR của khách hàng (có thời hạn trong 72h); kết quả âm tính mới được tham dự.

Các chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn, Ban Quản lý chợ đầu mối Gia Xuyên, chợ Hội Đô có trách nhiệm test nhanh kháng nguyên xét nghiệm COVID-19 hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR (có thời hạn trong 72h) cho khách lưu trú, lái xe đi/về từ tỉnh ngoài, vùng dịch; kết quả âm tính mới được phép lưu trú và vào chợ. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân, người lao động theo quy định.

Từ 4/1, người dân thành phố Hải Dương tham gia dịch vụ ăn uống cần điều kiện gì? Từ 4/1, người dân thành phố Hải Dương tham gia dịch vụ ăn uống cần điều kiện gì?

GiadinhNet - Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR của khách hàng; kết quả âm tính mới được tham dự.

Omicron xuất hiện ở Việt Nam: Cần bình tĩnh, tránh "quá tải hệ thống y tế ảo"

Người dân đang trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cũng không còn xa, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga đưa ra cảnh báo: "Đừng để vài ngày Tết ảnh hưởng cả năm".

Rõ ràng, bài học về sự chủ quan sau dịp nghỉ lễ làm bùng phát dịch cũng vừa mới đây. Virus SARS-CoV-2 với các biến chủng khó lường không hề phân biệt các ngày nghỉ lễ với ngày thường. không một ai có thể chủ quan, lơ là trước các diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh.

Tuần qua, cái tên Omicron - biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện trên các trang báo vì ca biến chủng Omicron đầu tiên đã mặt có tại Việt Nam.

Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở Việt Nam ra việnCa nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở Việt Nam ra viện

Ngày 2/1, sau gần 2 tuần cách ly, theo dõi giám sát chặt chẽ và điều trị tại Bệnh viện 108, ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam đã được ra viện.

Đà Nẵng điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà trên toàn thành phố

Tin sáng 3/1: Bộ Y tế bác tin đồn tiêm vaccine COVID-19 gây vô sinh; trải nghiệm khác biệt của người bệnh 2 lần nhiễm COVID-19   - Ảnh 8.

Đà Nẵng triển khai điều trị F0 tại nhà trên toàn thành phố


Ngày 1/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng (BCĐ) cho hay đã thống nhất triển khai cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú trên toàn thành phố.

Theo đó, các trường hợp nhiễm COVID-19 có thể cách ly, chăm sóc, điều trị tại phòng trọ, nhà ở chung cư, nhà tập thể nếu đủ điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định hiện hành, hướng dẫn của ngành y tế và chính quyền địa phương (áp dụng tương tự đối với các trường hợp F1 cách ly tại nhà, nơi lưu trú).

Các địa phương có thể thiết lập Trạm Y tế lưu động với số lượng, vị trí phù hợp với tình hình dịch bệnh, năng lực của địa phương, đảm bảo hiệu quả, thích ứng an toàn, linh hoạt trong công tác chăm sóc, cách ly, điều trị F0 tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Trường hợp Trạm Y tế lưu động thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, nơi lưu trú trên địa bàn từ hai xã phường trở lên thì UBND các quận, huyện quyết định Trạm Y tế quản lý Trạm Y tế lưu động.

BCĐ cũng đã thống nhất triển khai "Chương trình sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir có kiểm soát" cho F0 được cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà, nơi lưu trú.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến yêu cầu triển khai điều trị F0 tại nhà trên diện rộng sau thời gian thí điểm ở quận Sơn Trà.

Mặt khác, theo Phó chủ tịch, 98% bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Bà cũng yêu cầu các đơn vị chức năng có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề liên quan khi triển khai như chế độ cho lực lượng tham gia, xử lý rác thải, CNTT…Riêng Sở Y tế phải điều chỉnh lại sổ tay điều trị F0 tại nhà để hướng dẫn cho các đơn vị thuận lợi hơn.

5 ca nhiễm Omicron ở TP Hồ Chí Minh đã âm tính

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 23 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 1 ngày trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 1 ngày trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 1 ngày trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 1 ngày trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Thời sự - 1 ngày trước

Bị tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông liền nhảy lên thùng xe tải của CSGT rồi châm lửa đốt khiến 4 xe máy bị thiêu rụi.

Top