Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tình yêu của người đàn ông Mường với người “vợ nhặt”

Thứ sáu, 07:33 26/12/2014 | Gia đình

GiadinhNet - Dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội), hàng trăm mảnh đời sống ngụ cư và mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ nhặt rác, phế liệu, đến cửu vạn, ăn mày… Họ sống trên những con thuyền mấy mét vuông hay cái lều ẩm thấp, hôi hám nhưng vẫn sáng lên những câu chuyện cảm động đầy tình yêu, tình nghĩa, tình người.

Gặp nhau cùng cảnh ngộ không nhà, không người thân thích, người đàn ông xứ Mường Nguyễn Văn Thành (78 tuổi) đã “nhặt” được vợ như một câu chuyện cổ tích. Vậy mà 45 năm đã qua, không con cái, không họ hàng thân thích, họ vẫn sống với nhau hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười trên con thuyền nhỏ ven sông Hồng.

 

Nụ cười hạnh phúc của ông Thành, bà Thủy và những bài thơ ông Thành viết tặng vợ. 	 Ảnh: P.B
Nụ cười hạnh phúc của ông Thành, bà Thủy và những bài thơ ông Thành viết tặng vợ. Ảnh: P.B

 

Từ cuộc đời phiêu bạt

Hàng chục năm qua, ít người biết được rằng, ở ven sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên lại có một đôi vợ chồng nghèo, không con cái, không họ hàng thân thích nhưng sống với nhau hạnh phúc. Và kỳ lạ hơn, chuyện thành vợ, thành chồng của họ chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

Trong chiếc thuyền nhỏ bé, được vá víu bằng những tấm bạt, thanh gỗ là mấy bài thơ do ông Thành viết về cảnh đẹp sông Hồng để tặng vợ là bà Nguyễn Thị Thủy (76 tuổi, quê Thái Bình), cùng với mảnh giấy ghi “Tổ ấm của tôi” được treo ngay bên hông chiếc thuyền. Ngồi kể về mối lương duyên “trời định” để ông bà đến với nhau rồi thành vợ, thành chồng, ông Thành vẫn không thể lý giải được cái cảm giác lạ lùng, cũng như cái quyết định nhanh và liều lĩnh của mình ngày ấy. Rít điếu thuốc lào, ông kể về cuộc đời mình và cơ duyên “nhặt được vợ” của mấy mươi năm về trước.

Ông Thành sinh ra trong gia đình nghèo đông anh em ở xứ Mường thuộc huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Năm ông 10 tuổi, bố mẹ ông mắc trọng bệnh rồi qua đời cách nhau chưa đầy 2 tháng. Không người thân, ông phải phiêu bạt khắp nơi để tìm cái ăn, cái mặc. Ông từng phiêu dạt vào Nam, sau đó quay trở lại quê hương với mong muốn được đoàn tụ gia đình. Nhưng một lần nữa ông lại quyết định ra đi khi ngôi nhà vắng hoe, bụi thời gian phủ kín.

Lang thang khắp nơi, rồi phiêu bạt lên vùng khai thác vàng ở xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Thời ấy, ông nổi tiếng là người giỏi võ cộng với tuổi trẻ, sự liều lĩnh nên không ai dám động đến ông. Tiếng tăm của ông khiến các bưởng vàng thời đó nể sợ. Nhiều tay giang hồ vì nể phục “bản lĩnh” đã tìm đến “đầu quân” cho ông. Trước đây, ông để tóc ba chỏm như trái đào nên các đàn em gọi là đại ca ba chỏm.

Nhưng sau đó, một số bưởng vàng từ khắp nơi đổ về, trong một cuộc chiến dành địa bàn, nhiều phu vàng của ông thiệt mạng, ông cũng bị thương tích đầy mình, phải tháo chạy mà không kịp mang theo chút tiền, vàng nào. Thất thế ở bãi vàng, không một xu dính túi, ông lang thang ra Hà Nội kiếm sống.

“Những ngày đầu ra Hà Nội ai thuê gì làm đấy, miễn là ra tiền, không vi phạm pháp luật. Sau mỗi buổi làm việc, tôi thường đến các vỉa hè, hay những căn nhà bỏ hoang để ngủ. Được một thời gian thì tôi chuyển về khu vực cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng tìm nơi tá túc”, ông Thành chia sẻ.

“Cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng bình yên. Không tranh giành, không đánh đấm. Và điều quan trọng nhất cuộc đời tôi là trong những tháng ngày mưu sinh bằng nghề mò cua, bắt ốc tôi đã “nhặt được vợ”. Thời gian nhanh thật, mới đó mà đã 45 năm rồi”, ông Thành nhớ lại.

Đến hạnh phúc với người “vợ nhặt”

 

 

Đưa cánh tay trái lên ngang ngực, ông Thành vạch áo, lộ ra cánh tay gầy gò, đen đúa và dòng chữ 26/9/1969. “Đây là ngày tôi gặp bà ấy. Tôi xăm lên để không quên và làm kỷ niệm của cuộc đời mình”, ông Thành cười hạnh phúc.

Đưa ánh mắt trìu mến sang người “vợ nhặt”, ông Thành kể lại: “Hôm đó, khi tôi trên đường đi bán ốc về gặp bà ấy. Sau khi hỏi han thì biết người phụ nữ đó tên là Thủy, quê ở Thái Bình, cũng có hoàn cảnh như tôi. Chẳng kịp suy nghĩ, tôi nhìn thẳng vào mắt bà Thủy và bảo: “Hay là bà về ở cùng với tôi”. Nghe thấy tôi “tỏ tình”, bà ấy đứng đơ người một lúc rồi bật khóc. Từ đó chúng tôi thành vợ, thành chồng…”.

Sau lời ông Thành, bà Thủy hóm hỉnh: “Chúng tôi ở với nhau 45 năm rồi, ngày nào cũng vui, cũng cười ha hả. Có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Tôi thì giờ ăn chả được mấy, có bia thì uống vài chai thay cơm. Còn thuốc lào thì tôi nghiện rồi, tôi hút liên tục cả ngày”.

Ngồi trò chuyện với ông Thành, bà Thủy, ai cũng sẽ cảm nhận được một tình yêu mà cả hai dành cho nhau. Ông Thành kể câu chuyện mưu sinh của hai vợ chồng: “Con cái không có, người thân không có, ruộng vườn, nghề nghiệp không có nên chúng tôi phải dựa vào nhau mà sống. Lúc trẻ thì mò cua, bắt ốc, giờ già rồi, cua ốc cũng hết nên mấy chục năm nay, chúng tôi đi nhặt vỏ chai rồi bán kiếm tiền mưu sinh”.

Dở câu chuyện, ông chỉ về bãi đất vừa được san phẳng, bảo: “Ở đây người ta đang chuẩn bị lấy mặt bằng để làm cầu Long Biên nên chúng tôi phải kéo cái thuyền này lên trên cạn. Tiền không có, mấy hôm nay gom góp được ít tiền, rồi người này, người kia cho thêm nữa mới mua được ít gỗ và làm được cái sàn rồi. Tính ra cũng phải thêm mấy triệu nữa mới xong cái lều nho nhỏ. Nhưng giờ chẳng biết kiếm đâu ra. Bà ấy vài năm trở lại đây bị bệnh khớp nên chẳng đi đâu được. Tôi thì giờ sức cũng yếu, cả tối đi khắp nơi nhặt phế liệu cũng được dăm ba chục. Tiền đó đong gạo, mua mắm, muối rồi thuốc thang cho bà ấy là hết”.

“Nhưng nói thì nói thế chứ dù cuộc sống khó khăn, tôi luôn thấy hạnh phúc. Giờ bà ấy không làm được gì, ăn uống thì cũng chẳng được bao nhiêu, lúc nào có tiền thì mua cho bà ấy chai bia, gói thuốc lào. Cả đời này, tôi chưa trách móc bà ấy bất kỳ điều gì”, ông Thành chia sẻ.

Trời đông về chiều, gió lạnh từ sông Hồng thổi lên càng lúc càng mạnh, khiến con thuyền nhỏ nơi hai ông bà trú ngụ như run rẩy, co lại vì rét. Nhưng không phải ai cũng biết, đằng sau sự nghèo khổ đó, trong căn thuyền bé nhỏ ấy là hai con người đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm” vẫn ngày ngày sống với nhau hạnh phúc và đầy ắp tiếng cười.

Quang Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top