Tổ chức bộ máy quản lý Dân số trong tình hình mới
GiadinhNet - Sáng 22/10, tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức hội thảo lấy ý kiến địa phương phục vụ cho dự thảo Đề án: “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về Dân số và phát triển các cấp”.
Tham dự hội nghị ngoài lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Tổng cục Dân số -KHHGĐ còn có các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS -KHHGĐ thuộc các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ …

Hội nghị thu hút nhiều chuyên gia, cán bộ chuyên trách về dân số từ các tỉnh thành
Chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế cho hay: "Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế thành lập một Ban soạn thảo, có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để soạn thảo Đề án trên. Đây là một việc hệ trọng liên quan sống còn của công tác Dân số. Tổ chức, xây dựng thành công Đề án là cơ sở để thực hiện, đưa Nghị quyết 21 vào thực tế cuộc sống".

Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế chỉ đạo hội nghị
GS. Nguyễn Đình Cử - Chủ tịch HĐKH Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình, Trẻ em thông tin: Từ năm 1961-2007, tổ chức bộ máy quản lý Dân số triển khai theo 2 mô hình chính. Mô hình 1 (giai đoạn 1961-1991) có Ban chỉ đạo là UBQG Dân số & Sinh đẻ có kế hoạch nhưng đều là kiêm nhiệm. Ở mô hình này, hiệu quả không thể cao vì lĩnh vực Y tế và Dân số khác nhau ở tính chất công việc. Nếu như Y tế luôn khẩn trương, khẩn cấp thì Dân số tuy quan trọng nhưng lại chậm rãi, mang tính lâu dài.

Giáo sư Nguyễn Đình Cử thông tin và đóng góp cho đề án tại hội nghị
Đến mô hình 2 (1992-2007), bộ máy quản lý dân số đã phát huy hiệu quả gấp 5 lần mô hình 1 nhờ có sự thay đổi về hình thức tổ chức, có trụ sở riêng và có người đứng đầu, cơ quan thường trực làm nhiệm vụ chuyên trách.
"Nếu chúng ta không làm công tác DS-KHHGĐ quyết liệt mà chỉ làm ở mức bình thường như Philipines thì năm 2019, dân số nước ta đã là 122 triệu người chứ không phải là 96 triệu. Nếu bỏ rơi công tác dân số như một quốc gia ở Châu Phi thì con số sẽ phải là 192 triệu dân và trong 28 năm nữa, chúng ta có 400 triệu dân", ông Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Cũng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cử, việc đổi tên Bộ Y tế thành Bộ Y tế và Dân số là một trong những biện pháp để củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy dân số hiện nay. Ưu điểm của nó là không làm phát sinh tổ chức biên chế và cân đối lại nhiệm vụ Y tế và Dân số...

Nguyễn Quang Bằng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số Lạng Sơn tham góp đề án
Có kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác DS, ông Nguyễn Quang Bằng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Lạng Sơn đề xuất: "Ngay từ khi Thông tư 05 ra đời, chúng tôi tự hỏi, đã có sự sáp nhập Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em vào Bộ Y tế thì tại sao không có Bộ Y tế - Dân số? Chương trình mục tiêu của chúng ta là Quyết định 125 về Y tế và Dân số. Tổng cục Dân số; Bộ Y tế và Bộ Nội vụ xin hãy lưu ý vấn đề này".
Đánh giá về việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số trong thời gian tới, ông Lương Quang Đảng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Cục DS-KHHGĐ khẳng định: "Không có một mô hình nào chỉ có ưu điểm hoặc chỉ có hạn chế; bất kể mô hình nào cũng cần cơ chế phối hợp liên ngành..."

Bà Trần Thị Thu Hằng - Chi Cục trưởng Chi cục Dân số -KHHGĐ Hải Phòng tham gia ý kiến.
Bàn về một số nội dung trong Đề án, bà Trần Thị Thu Hằng - Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Hải Phòng cho rằng, việc đề án cho phép những đơn vị chưa thực hiện sáp nhập Trung tâm Dân số thì giữ nguyên và tiếp tục thực hiện theo định hướng Thông tư 05 trong đó có Hải Phòng. Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì như hiện nay có đảm bảo thực hiện được nội dung theo đề xuất trong Đề án hay không.
Cũng theo bà Hằng, hiện bộ máy hoạt động Chi cục dân số ở Hải Phòng vẫn đang thuộc Sở Y tế Hải Phòng và Trung tâm Dân số trực thuộc UBND huyện cùng cấp; cán bộ dân số là viên chức thuộc Trung tâm Dân số và làm việc tại UBND cấp xã. Trước đó, phía Chi cục DS đã xây dựng Đề án sáp nhập giữa Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số và trình Sở Nội vụ xem xét".
Hội nghị cũng được nghe các ý kiến đóng góp, thảo luận sôi nổi, thiết thực của các diễn giả, đại biểu là các chuyên gia, lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ cùng cán bộ các Trung tâm Dân số đến từ các tỉnh, thành khu vực Bắc Trung bộ.
Đinh Huyền

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.