Tổ chức Y tế Thế giới: Vaccine Sinopharm hiệu quả, người dân nên sẵn sàng tiêm
GiadinhNet - TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, khẳng định vaccine Sinopharm hiệu quả, lợi ích mà vaccine này đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.
Vaccine Sinopharm hiệu quả, an toàn
Các vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt cho đến thời điểm hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể Delta, thưa ông?
- TS. Kidong Park: Hiện nay, có ít nhất 17 vaccine đã được triển khai, 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp.
Những vaccine này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

TS Kidong Park trong cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam hôm 3/8. Ảnh: Trần Minh
WHO đang giám sát chặt chẽ hiệu quả của các vaccine này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vaccine.
Các dữ liệu tính đến ngày 6/8 cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng COVID-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.
"Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vaccine có sẵn khi đến lượt. Vaccine giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vaccine cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới".
(TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam)
Vậy còn vaccine Sinopharm thì sao? Liệu vaccine này có thể bảo vệ người tiêm trước biến thể Delta không?
Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vaccine Sinopharm.
Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vaccine Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai.
WHO kết luận rằng lợi ích mà vaccine Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. Chúng tôi khuyến nghị sử dụng vaccine Sinopharm dựa trên Lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.
Các vaccine đều có hiệu quả rất cao ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện
Hiện đang có những ý kiến cho rằng một số vaccine tốt hơn hoặc hiệu quả hơn các loại khác. Ý kiến của WHO về vấn đề này?
Tất cả các vaccine đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia quốc tế. Các vaccine đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do COVID-19 gây ra.
WHO cũng đang theo dõi chặt chẽ hiệu quả của các vaccine này trong thực tế sử dụng, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vaccine; và chúng tôi cũng sẽ cập nhật các khuyến cáo mới nhất liên quan nếu cần thiết.
WHO đánh giá thế nào về việc triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam?
WHO đánh giá cao sự cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ trong việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9 năm 2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc chúng ta cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.

Việt Nam đang tăng tốc độ tiêm vaccine COVID-19
Rất nhiều các quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, chứ không riêng Việt Nam. WHO hiểu rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức và làm việc ngày, đêm để có thể cung cấp đủ vaccine cho người dân.
Hiện tại đang có thêm vaccine được chuyển đến Việt Nam, đó là một tin vui. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng ở tất cả các tỉnh/thành phố, huyện và xã để đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ, cũng như khuyến nghị của WHO.
WHO đánh giá cao từng nhân viên, cán bộ đã làm việc hết mình cho chiến dịch tiêm chủng chưa từng có này. WHO khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu chống dịch và những người có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng và tử vong – ví dụ như người cao tuổi và những người có bệnh nền.
"Tôi muốn nhắc các bạn rằng vaccine an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch COVID-19, nhưng nó không phải "viên đạn bạc" (hay "chìa khóa vạn năng").
Chỉ vaccine không thể chấm dứt lây truyền trong cộng đồng. Cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K – đeo khẩu trang, ở nơi thông thoáng khí, vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh nơi đông người và khai báo y tế đầy đủ. Những biện pháp này là rất quan trọng, kể cả khi bạn đã được tiêm phòng, nhất là ở các địa phương đang có các ca lây nhiễm cộng đồng.
Đánh giá của WHO như thế nào về khả năng ngăn ngừa và kiểm soát đợt bùng phát lần 4 này tại Việt Nam?
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với tình hình dịch bệnh rất phức tạp và đáng lo ngại. Chúng tôi đang thấy số lượng các ca mắc bệnh và tử vong cao hằng ngày từ TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Chúng tôi cũng thấy các trường hợp mắc bệnh có liên hệ dịch tễ không rõ ràng được báo cáo về từ nhiều tỉnh ngoài TP HCM, nguy cơ tiếp tục lây truyền cộng đồng là rất cao.
Hệ thống y tế đang chịu nhiều áp lực và nhân viên y tế đang làm việc quá sức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục trận chiến này.
Nhiệm vụ trước mắt là rất lớn và cuộc chiến chống lại đại dịch sẽ còn dài và cần rất nhiều nguồn lực. WHO tiếp tục tin tưởng vào phương pháp tiếp cận toàn xã hội của Việt Nam ngay từ khi bắt đầu đại dịch này.
Võ Thu

20 ngày 'thót tim' bác sĩ bệnh viện miền núi cứu bệnh nhân người nước ngoài đa chấn thương phức tạp
Y tế - 1 ngày trướcBệnh nhân là người nước bạn Lào được chuyển đến BVĐK Mộc Châu trong tình trạng rất năng tiên lượng tử vong cao. Tuy nhiên, sau 20 ngày được các bác sĩ điều trị tích cực đến nay bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Cắt hơn 1 mét ruột non để cứu sống bệnh nhi 6 tuổi
Y tế - 1 ngày trướcSau hội chẩn, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột non dài hơn 1 mét bị hư tổn.

Cháu bé 14 tuổi bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt baba
Y tế - 2 ngày trướcSau khi ăn thịt baba khoảng 15 phút, cháu M. xuất hiện nổi ban mẩn đỏ toàn than, ngứa nhiều, đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng. Lúc này, gia đình có mua thuốc cho trẻ uống nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm nên đã chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Choáng với khối u khủng ở môi người phụ nữ suốt nhiều năm liền
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân có khối u ở môi khoảng 3 năm nay, tuy nhiên lại không đến bệnh viện khám mà sống thực dưỡng để ngăn chặn sự phát triển khối u.

Cận cảnh bắt sán lá gan đang ngoe nguẩy trong bụng người đàn ông
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lúc khám nội soi, các bác sĩ phát hiện một con sán lá gan lớn đang bơi ngoe nguẩy trong đường mật của bệnh nhân.

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.

Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo
Y tế - 4 ngày trướcChưa đầy một tháng, khoảng 10 người đã nhập viện ở nhiều nơi vì nôn ói, đau bụng, yếu cơ sau khi ăn nấm lạ trong vườn. Người bệnh cho biết đã ăn nấm vì tưởng đào được đông trùng hạ thảo.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.

Mâu thuẫn với gia đình, cô gái 25 tuổi uống thuốc diệt cỏ tự tử
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị ngộ độc nặng, nếu không xử trí kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.

Xác định được kiểu gene của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng
Y tế - 4 ngày trướcTối 5/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả giải trình tự gene của nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã xác định B5 là kiểu gene (subgenotype) của Enterovirus 71 (EV71) - tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em vừa được phát hiện quay trở lại qua các trường hợp nặng tại 3 bệnh viện nhi của Thành phố.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tếGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.