Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Tôi có cơ hội sống để nuôi con khôn lớn rồi”!

Thứ tư, 09:33 30/04/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thai phụ N.T.C ở quận 9,TP HCM thốt lên xúc động khi biết mình sẽ được điều trị HIV/AIDS suốt đời mà không phải tốn tiền, theo một chương trình đầy tính nhân văn vừa được chính quyền thành phố ban hành.

Một lần sa ngã, gánh hậu quả cả đời!
 
“Tôi có cơ hội sống để nuôi con khôn lớn rồi”! 1
Không kì thị với người có HIV. Tranh minh họa
Chị C vốn là một phụ nữ hiền lành, sinh ra, lớn lên từ vùng sông nước ở quận 9, TP HCM- một vùng đất còn khá heo hút so với sự phồn hoa của đô thị Sài Gòn. Hàng ngày, chị bán trái cây nhỏ lẻ tại một chợ tạm bên đường. Chồng chị theo bạn bè đi phụ hồ, nay đây mai đó.
 
Cứ ngỡ đời tuy nghèo nhưng gia đình yên vui đầm ấm cho đến khi chị mang thai lần thứ 2. Cùng với các kết quả xét nghiệm liên quan đến thai kỳ, chị C nghe như đất trời sụp đổ khi được thông báo mình đã nhiễm HIV. “Lúc đó tôi không thiết sống nữa, cứ luẩn quẩn ý nghĩ tìm đến cái chết, vì tôi vẫn nghĩ “dính” vào căn bệnh này thì chỉ còn con đường chết. Lại còn đứa con trong bụng nữa, chẳng lẽ lại cố sinh ra đứa con bị căn bệnh thế kỷ này. Không chỉ bị cái chết ám ảnh mà tôi luôn quay cuồng với câu hỏi: Vì sao mình lại bị vướng căn bệnh quái ác này? Tôi sống giữ mình, có bao giờ dám làm chuyện gì bậy bạ đâu!?...”, chị C nhớ lại khoảnh khắc khủng khiếp ập xuống cuộc đời mình.
 
Hóa ra, chồng chị, dù bản tính hiền lành nhưng do thường xuyên xa nhà, lại nghe bạn bè rủ rê nên đã vài lần “đi thử của lạ”.
 
Kết quả xét nghiệm cho thấy, chồng chị C chính là nguyên nhân khiến vợ nhiễm HIV. “Anh ấy sụp lạy tôi khi biết chính xác vợ chồng bị bệnh và tại sao lại như thế? Vợ chồng tôi ôm nhau khóc vì biết chắc mình không thể sống mà nhìn con khôn lớn. Lại còn đứa con trong bụng nữa! Những ngày đó chúng tôi thấy cuộc đời mình không còn hy vọng gì hết! Chỉ biết nhìn nhau mà khóc, càng nhìn con thì lại càng khóc nhiều hơn...”, chị C ngậm ngùi.
 
Thắp lên hy vọng
 
ARV- “chìa khóa”  kéo dài cuộc sống cho người bệnh
 
Thuốc kháng virus ARV được coi là chìa khóa để kéo dài cuộc sống cho người bệnh HIV/AIDS, biến HIV/AIDS thành một căn bệnh mãn tính có thể dự phòng và điều trị được như những căn bệnh khác.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, thuốc ARV là một trong những công cụ mạnh nhất để ngăn chặn những căn bệnh liên quan đến HIV/AIDS. Điều trị bằng thuốc ARV sẽ làm sự phát triển của virus HIV trong máu người nhiễm HIV/AIDS ở mức thấp nhất. Người nhiễm HIV sẽ tăng khả năng hồi phục hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy cơ tử vong, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, điều trị ARV kịp thời cho người nhiễm HIV còn là một trong các biện pháp dự phòng làm giảm khả năng lây lan dịch HIV ra cộng đồng.
 
Việt Nam bắt đầu triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ năm 2000. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ việc áp dụng các mô hình thí điểm, đến nay chương trình tiếp cận điều trị ARV cho bệnh nhân HIV đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 5/2013 cả nước có gần 300.000 bệnh nhân HIV/AIDS được phát hiện và đang còn sống, trong đó có 75.000 bệnh nhân đang được điều trị miễn phí bằng thuốc kháng virus ARV, tăng 34 lần so với năm 2005; tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS giảm từ 7.000 – 8.000 người/năm trước năm 2007 xuống còn 1.000 – 1.500 bệnh nhân tử vong trong những năm gần đây.
 
Có thể thấy, việc mở rộng chương trình tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS là giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS lây lan ra cộng đồng, cũng như kéo dài sự sống cho những người nhiễm HIV.
 
Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS là góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tình hình dịch HIV, cải thiện chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV.  
 
Hoa Lê
Trong cơn tuyệt vọng bởi ám ảnh chết chóc của HIV, vợ chồng chị C lóe lên tia hy vọng khi được các nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội đến gặp gỡ, tư vấn thấu đáo chuyện “sống chung với lũ”.
 
Chị C nhớ lại: “Ở thời điểm đó tôi có biết gì về chuyện HIV đâu? Mình tất bật, lam lũ lo cuộc sống, hiểu biết cũng ít nên cứ nghĩ “dính” bệnh là chết, là hết. Nhưng con nhỏ quá, lại còn đứa thứ 2 trong bụng. Mình lỡ chết thì tội cho con quá! Nghĩ vậy rồi lại được nghe các cô tư vấn nói kỹ lắm về cách sống chung với HIV/AIDS; lại biết có thuốc ARV có thể giúp người nhiễm bệnh kéo dài thêm cuộc sống. Riêng tôi là thai phụ thì được điều trị miễn phí trong thời kỳ mang thai. Nghe tin này mà vợ chồng tôi mừng lắm. Tôi đã bật khóc khi cô nhân viên tư vấn nói thai nhi trong bụng tôi có thể không bị nhiễm căn bệnh quái ác này”.
 
Vậy là vợ chồng chị C biết mình có hy vọng “sống chung với lũ”. Có điều hy vọng này với vợ chồng chị C quả là mong manh, bởi họ đang phải đối mặt với cuộc sống vốn rất khó khăn.“Lúc còn khỏe mạnh đã thiếu trước hụt sau rồi, huống chi bây giờ cả hai vợ chồng đều nhiễm bệnh. Nói thật không phải tôi “được voi đòi tiên” đâu bởi nghĩ đi nghĩ lại, mình sinh con xong thì hết điều trị miễn phí. Muốn tiếp tục sống để nuôi con thì phải có tiền. Cả hai vợ chồng đều mắc bệnh thì khó mà mơ đến cảnh nhìn thấy các con khôn lớn...”, người mẹ trẻ rưng rưng.
 
Chính sách y tế đầy nhân văn
 
Tưởng chết đi rồi lại được cứu sống! Có thêm hy vọng rồi hy vọng ấy lại lụi tàn khi đối diện với cảnh nghèo khó nhỡn tiền. “Tôi chỉ chắc được một điều là hai đứa con khỏe mạnh, chuyện còn lại tôi không dám nghĩ tới nữa. Tới đâu hay tới đó...”, chị C thổ lộ.
 
Những ngày gần đây, người phụ nữ bất hạnh vướng căn bệnh thế kỷ từ chồng vẫn đang trong quá trình điều trị ARV đối với thai phụ nhiễm HIV/AIDS, lại nhận được thông tin từ các nhân viên xã hội mà theo chị, đây đúng là “ánh sáng cuối đường hầm”. “Tôi nghe mấy anh chị cán bộ y tế nói là trường hợp như tôi sẽ được điều trị miễn phí suốt đời theo một chương trình của TP HCM. Thiệt tình, tôi không tin ở tai mình nữa. Tôi phải hỏi đi hỏi lại mấy lần là có thực chuyện tôi sẽ tiếp tục được điều trị bệnh sau khi đã sinh con mà không phải tốn thêm đồng nào nữa? Mấy anh chị đó gật đầu. Quả là ông trời có mắt rủ lòng thương cho mẹ con tôi. Vậy là tôi có cơ hội sống để nuôi con khôn lớn rồi”, chị C nấc lên xúc động.
 
“Cơ hội sống để nuôi con khôn lớn” là niềm vui khôn xiết, không chỉ của riêng chị C mà còn là hạnh phúc lớn lao của tất cả các thai phụ không may nhiễm HIV/AIDS tại TP HCM.
 
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 1%
 
Theo thông báo của Ủy ban Phòng chống AIDS TP HCM, bắt đầu từ quý II năm 2014 tất cả phụ nữ có thai nhiễm HIV được phát hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn sẽ được điều trị ngay bằng thuốc kháng virus (ARV) không kể số lượng tế bào CD4 của thai phụ cao hay thấp.
 
Sau khi sinh, em bé sẽ tiếp tục được theo dõi tình trạng phơi nhiễm HIV tại các phòng khám ngoại trú nhi, bà mẹ cũng tiếp tục được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú người lớn. Trước khi kế hoạch này được ban hành, những phụ nữ mang thai nếu có tình trạng miễn dịch còn tốt (CD4 >350 tế bào/mm3) thì chỉ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và sau khi sinh con người mẹ có thể dừng điều trị.
 
Ủy ban Phòng chống AIDS TP HCM kỳ vọng những thay đổi tích cực từ các chương trình sẽ bảo đảm tốt hơn sức khỏe cho bà mẹ không may bị nhiễm HIV, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị dự phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng ban hành kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2015.
 
Theo đó, thành phố đặt mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 1% vào năm 2015 và không tăng sau năm 2015; khống chế tỷ suất nhiễm HIV mới trong cộng đồng dân cư dưới 0,08% vào năm 2015, góp phần giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
 
V.Sơn

 

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top