Tôm lên bờ 'diễu hành' sau khi Mặt Trời lặn ở Thái Lan
Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh tôm “diễu hành” từ lúc Mặt Trời lặn đến khi Mặt Trời mọc. Chúng đi ngược dòng lên đến 20 m. Một số cá thể tôm ở trên cạn hơn 10 phút.
Những màn “diễu hành” của tôm ở đông bắc Thái Lan đã đi vào truyền thuyết, trở thành cảm hứng của nhiều vũ điệu và thậm chí khắc họa thành tượng. Vào mùa mưa, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, du khách mang theo đèn pin đổ xô đến các bờ sông để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
Tôm lên bờ sau khi Mặt Trời lặn
Tôm ngừng bơi vào lúc hoàng hôn và tập trung lại gần mép sông. Sau khi Mặt Trời lặn, chúng bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước rồi đi lại suốt đêm dọc theo những tảng đá.

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh tôm “diễu hành” ở Thái Lan. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp. |
Watcharapong Hongjamrassilp, một nghiên cứu sinh người Thái Lan tại Đại học California, Los Angeles, đã quyết định tự mình tìm cách lý giải hiện tượng này. Phát hiện của ông được công bố trên tạp chí Động vật học tháng 11.
Làm việc với trung tâm động vật hoang dã, ông Hongjamrassilp đã khảo sát 9 địa điểm dọc theo một con sông ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Họ thấy tôm "diễu hành" tại hai địa điểm, một ở đoạn ghềnh và một ở con đập thấp.
Họ ghi lại video tôm “diễu hành” từ lúc Mặt Trời lặn đến khi Mặt Trời mọc ngày hôm sau. Chúng đi ngược dòng lên đến 20 m. Một số cá thể tôm ở trên cạn hơn 10 phút.
“Tôi rất ngạc nhiên”, ông Hongjamrassilp nói, “bởi tôi chưa bao giờ nghĩ một con tôm có thể đi trên cạn được lâu như vậy”. Những tia nước bắn lên từ sông có thể giúp chúng giữ ướt mang để lấy oxy. Ông cũng quan sát thấy vỏ tôm có vẻ đọng một ít nước xung quanh mang, giống như một chiếc mũ bảo hiểm.
![]() |
Một cá thể tôm Macrobrachium dienbienphuense. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp. |
Kết quả phân tích ADN của những con tôm bắt được cho thấy gần như tất cả đều thuộc loài Macrobrachium dienbienphuense, một phần của chi tôm sống chủ yếu hoặc hoàn toàn ở vùng nước ngọt. Nhiều loài Macrobrachium di cư ngược dòng đến môi trường sống ưa thích của chúng.
Hầu hết số tôm “diễu hành” ông Hongjamrassilp bắt được đều còn nhỏ. Các quan sát và thí nghiệm cho thấy chúng có thể lên cạn khi dòng chảy của nước sông trở nên quá mạnh. Tôm trưởng thành có thể chịu được dòng nước mạnh hơn mà không bị cuốn trôi, vì vậy chúng ít có khả năng lên cạn hơn.
Nhiều nguy hiểm
Đi bộ trên cạn rất nguy hiểm cho tôm nhỏ, ngay cả khi trời tối. Ông Hongjamrassilp cho biết có rất nhiều loài săn mồi bao gồm ếch, rắn và nhện lớn ẩn nấp gần đó.
Và tôm chỉ có thể sống trên cạn trong thời gian ngắn. Nếu bị lạc đường, chúng có thể bị khô và chết trước khi kịp quay trở lại sông. Ông Hongjamrassilp đã bắt gặp những đàn tôm chết trên đá một vài lần.
![]() |
Ông Watcharapong Hongjamrassilp đo dòng chảy tại nơi có tôm lên cạn. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp. |
Tuy nhiên, hầu hết tôm đều “lội ngược dòng” thành công và các nhà khoa học đã phát hiện những loài tôm nước ngọt khác trên khắp thế giới cũng có hành vi tương tự ở các khu vực có đập và thác nước.
Ông Hongjamrassilp cho biết việc rời khỏi nước khi gặp khó khăn trong bơi lội có thể đã giúp những loài động vật này thích nghi dần với môi trường sống mới trong lịch sử tiến hóa của chúng. Ngày nay, số lượng tôm "diễu hành" ở Thái Lan dường như đang giảm. Ông cho rằng du lịch có thể là một nguyên nhân, và việc tìm hiểu thêm về loài tôm có thể giúp bảo vệ chúng.
“Các tác giả của nghiên cứu đã thực hiện ‘một số quan sát thực sự xuất sắc’”, Alan Covich, một nhà sinh thái học tại Đại học Georgia, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. Nhưng để hiểu lý do tại sao tôm Ubon Ratchathani lội ngược dòng và chúng di chuyển bao xa sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn, ông nói.
![]() |
Tôm lên bờ bị nhện tấn công. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp. |
“Điều đáng ngạc nhiên nhất với tôi là nó đã thu hút rất nhiều khách du lịch”, tiến sĩ Covich nói. Ông chưa bao giờ gặp việc mọi người “tôn vinh” một loài giáp xác theo cách này.
“Chúng ta có lễ hội tôm càng, chúng ta có đủ thứ”, tiến sĩ Covich nói, “nhưng mọi người ăn chúng chứ không xem chúng di chuyển”.
Theo Ngôi sao

Sốc: Cá voi sát thủ biết chế tạo công cụ để "tẩy tế bào chết"
Chuyện đó đây - 10 giờ trướcLoại công cụ đặc biệt được cá voi sát thủ chế tạo từ các mảnh tảo bẹ và dường như là thứ để chúng giúp nhau chăm sóc da.

Trung Quốc siết chặt quản lý bán hàng livestream: Người bán phải được đánh giá trình độ
Tiêu điểm - 18 giờ trướcThị trường livestream không còn “dễ ăn” như trước.

CEO tỷ đô nói gì sau màn ngoại tình với giám đốc nhân sự được công khai trước toàn thế giới?
Tiêu điểm - 20 giờ trướcGĐXH - CEO Andy Byron của công ty công nghệ Astronomer bị hàng nghìn người chứng kiến cảnh ôm ấp giám đốc nhân sự Kristin Cabot khi xem concert của Coldplay, dù đã có gia đình riêng.

Cả trung tâm thương mại cháy dữ dội ở Iraq, thương vong nghiêm trọng
Tiêu điểm - 22 giờ trướcMột đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát tại trung tâm thương mại Hyper Mall ở TP al-Kut của Iraq và nhanh chóng nhấn chìm cả tòa nhà.

Sự thật kinh hoàng về những livestream mukbang bạn hay xem
Tiêu điểm - 23 giờ trướcNgười livestream ăn uống vô độ trước người xem của mình để bán hàng.

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcHình ảnh con vật to lớn được đưa xuống bên dưới khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Bắc Cực hóa Nam Cực, một loài người thông minh biến mất?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNam Cực ngày nay từng nằm gần cực Bắc từ của Trái Đất thay vì cực Nam. Sự thay đổi vào 41.000 năm trước có thể đã khiến một loài người diệt vong.

Phát hiện vùng đất chứa ‘kho báu’ khổng lồ nhưng chỉ khai thác được 0,2%, tiềm năng nhiều hơn cả khí đốt, nắm giữ chìa khoá tương lai năng lượng sạch
Chuyện đó đây - 2 ngày trước“Kho báu” này có thể mở ra một kỷ nguyên năng lượng sạch mới.

Chi tiền khủng cải tạo tầng hầm chung cư thành ao cá Koi, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: “Anh không được làm thế”
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcSau khi bị hàng xóm khởi kiện, người đàn ông Trung Quốc đã buộc phải tháo dỡ ao cá Koi theo phán quyết của tòa án.

Tái hiện sống động gương mặt người phụ nữ sống từ 10.500 năm trước nhờ DNA cổ
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcBằng sự kết hợp giữa khoa học di truyền và nghệ thuật phục dựng, các nhà khoa học tại Đại học Ghent (Bỉ) đã tái hiện thành công gương mặt một người phụ nữ thời kỳ đồ đá giữa, sống cách đây hơn 10.000 năm ở thung lũng sông Meuse.

Lý do người dân Nhật Bản chặt bỏ cây sau khi bị xin quả
Chuyện đó đâyGĐXH - Vui vẻ khi có người xin trái cây trong vườn, song chủ nhà ở Nhật Bản chặt bỏ cả cây sau đó, để tránh những người khác "dòm ngó".