Tổn thương ít ngờ của loại kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ
GiadinhNet - Chỉ từ vài nốt nhỏ gần mắt, 3 ngày sau, tổn thương lan hết vùng mũi, hai má, cằm, cổ, mưng mủ trắng xanh.
Nhà ở tầng cao chung cư, chị Hải (Hà Nội) thắc mắc gần đây nhà có nhiều kiến ba khoang. Từ một nốt nhỏ gần mắt, vì ngứa, đau rát khó chịu, chị liên tục gãi, dụi, bôi thuốc nhưng không đỡ, tổn thương lan rộng ra, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài khiến chị rất đau, rát.
Sự khó chịu tăng dần, chị đi khám ở Bệnh viện Da liễu Trung ương. Lúc này, tổn thương lan hết vùng mũi, hai má, cằm, thậm chí lan xuống cổ, mưng mủ trắng xanh, dấu hiệu bội nhiễm. Không những có triệu chứng tại chỗ, đau rát, toàn thân chị còn sốt, nổi hạch vùng lân cận.
ThS.BS Quách Thị Hà Giang, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, cho biết đây là một trong những bệnh nhân nặng vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, tổn thương lan nhanh do chà sát, làm độc tố của kiến lan ra. Bệnh nhân cần điều trị kết hợp kháng sinh, kháng histamin giảm đau, ngứa, bội nhiễm. "Phải mất từ 5-7 ngày, bệnh nhân mới ổn định" - BS Hà Giang nói.

Tổn thương do kiến ba khoang gây ra với bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Trong 2 tuần gần đây, mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận và khám khoảng hơn 100 bệnh nhân viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Theo nhận định của các bác sĩ, lượng bệnh nhân này là tăng đột biến rõ rệt.
Bệnh nhân đến khám thường sau 3-4 ngày từ khi có vệt đỏ đầu tiên do tiếp xúc độc tố của kiến. Có những gia đình 2-3 người bị, đều tổn thương nặng. Điển hình là hai bố con ở Hà Nội, đến viện trong tình trạng một bên mắt sưng nề, đỏ, má có một số mụn mủ tạo thành dải, vệt. Bệnh nhân đau rát nhiều, khó chịu, không mở được mắt.
Theo lời kể, ban đầu hai bố con chỉ thấy vướng, rát mắt nhưng không để ý, không nghĩ do kiến ba khoang nên lấy tay quệt, gãi, dụi và tự mua kem acyclovir bôi nên tổn thương rát hơn, không đỡ sưng nề, phải tới viện.

BS Hà Giang kiểm tra tổn thương do kiến ba khoang của bệnh nhân. Ảnh: VT
Dù được truyền thông nhiều về dấu hiệu nhận biết, cách giảm độc tố khi không may tiếp xúc chất độc của kiến ba khoang nhưng nhiều người dân vẫn chủ quan, tự ý điều trị bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng.
Điển hình là bệnh nhân nam 35 tuổi, ở Mỹ Đình, Hà Nội. Ban đầu anh chỉ có vài chấm nhỏ ở cằm, cổ, đau rát. Nghĩ chồng bị "giời leo" (zona thần kinh), vợ bệnh nhân lên mạng "học" bài thuốc nhai 7 hạt gạo nếp và đỗ xanh đắp vào vùng tổn thương của chồng nhưng chỉ khiến đau rát và lan rộng hơn, phải đến viện khi khắp cổ, ngực bệnh nhân loang đỏ, bội nhiễm.
Làm gì để hạn chế tổn thương khi tiếp xúc dịch tiết kiến ba khoang?
Kiến ba khoang gây bệnh không phải là đốt mà do dịch tiết ra, dính vào da hay qua tay gây ra viêm da tiếp xúc tại chỗ. Theo BS Hà Giang, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn mà chỉ tổn thương tại da.
Dù vậy, độc tố này có thể gây những biến chứng nặng. Bệnh nhân có thể bị tổn thương lan toả vùng lân cận, sốt, khó chịu toàn thân, gây bội nhiễm da, tăng sắc tố sau viêm, một số bệnh nhân nặng hơn thì để lại sẹo.
Khi phát hiện có kiến ba khoang, nên đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, tuyệt đối không chà sát, đập kiến để dịch độc tiết ra. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, cần lập tức rửa dưới vòi nước sạch, bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng để làm giảm nhẹ độc tố.
Nếu tổn thương nhẹ (chỉ chấm đỏ) thì bôi kem đặc trị, nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện mụn mủ, lan rộng tổn thương thì cần đến viện chuyên khoa da liễu điều trị. Tuyệt đối không đắp lá, đắp các bài thuốc chưa được kiểm chứng hoặc bôi thuốc sát trùng có chứa i-ốt, cồn sẽ làm vết thương nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm.
Điều đáng nói, đa số các bệnh nhân viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đến khám đều nhầm lẫn với bệnh zona thần kinh.
Theo BS Hà Giang, zona là bệnh da do virus thì thường gây đau, nhức nhiều sau đó xuất hiện mụn nước, bọng nước căng mọc theo từng chùm theo sự phân bố của dây thần kinh và một bên cơ thể. Trong khi viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang khiến bệnh nhân đau rát, tổn thương thành từng vệt, dát dỏ, thường gặp ở vùng da hở, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Bệnh nhân có thể xuất hiện mưng mủ nhanh.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 16 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.