Tôn vinh các nhà khoa học nữ vì sức khỏe cộng đồng
GiadinhNet - Sáng nay (13/11), tại Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải thưởng L'Oréal Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học của Việt Nam năm 2015, cho 3 nhà khoa học nữ với những đóng góp trong các nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng.
Họ được một Ban giám khảo độc lập gồm 6 nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam bình chọn, đứng đầu là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.TS Châu Văn Minh.

GS.TS Châu Văn Minh (bìa trái) và ông Brendon Urlich, Tổng Giám đốc L’OrealViệt Nam trao giải thưởng cho 3 nhà khoa học nữ đoạt giải năm nay.
Hội đồng Khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tại Việt Nam đã quyết định lựa chọn 3 trong số 10 đề cử của năm để trao tặng giải thưởng nghiên cứu khoa học năm 2015 cho BS Hồ Phạm Thục Lan, bác sĩ chuyên khoa II Bệnh viện Nhân Dân 115, Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh; TS Phạm Thị Kim Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững (CETASD), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Lan Hương, nghiên cứu viên – Phó Phòng Hợp tác Quốc tế Đại học Thủy Lợi Hà Nội.

BS Hồ Phạm Thục Lan được vinh danh qua các nghiên cứu trong 7 năm qua về ảnh hưởng của các yếu tố gene và môi trường đến loãng xương. Nhóm nghiên cứu của BS Thục Lan đã thực hiện nhiều nghiên cứu quy mô và đã đạt những kết quả khả quan trong chẩn đoán loãng xương: thông qua việc xây dựng được giá trị tham chiếu cho riêng người Việt và trong chẩn đoán gãy xương cột sống thông qua việc xây dựng giá trị tham chiếu kích thước đốt sống cho người Việt.
Những phát hiện mới từ quá trình nghiên cứu của BS Thục Lan đã giúp mở ra nhận thức mới về ảnh hưởng của thành phần cơ thể đến mật độ xương, đặc biệt cho thấy phát triển khối lượng cơ bắp hoặc tăng cường hoạt động thể chất chính là một biện pháp quan trọng trong thực hành lâm sàng giúp ngăn ngừa mất xương và loãng xương trong cộng đồng.
Nghiên cứu này cũng đã giúp mang đến hiểu biết đúng đắn về chế độ ăn chay và loãng xương khi nghiên cứu của nhóm cho thấy không có sự khác biệt về mật độ xương cũng như tình trạng mất xương giữa hai nhóm ăn chay và ăn mặn Các nghiên cứu của nhóm đã có những đóng góp quan trọng trong việc đánh giá tình trạng thiếu hụt Vitamin D phổ biến trong cộng đồng, không phân biệt vĩ độ địa lý và tình trạng thoái hoá xương khớp: thoái hóa khớp với các hệ quả nghiêm trọng của bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó nhóm của BS Thục Lan đã đóng góp vào việc xây dựng chuẩn béo phì cho người châu Á.

TS Phạm Thị Kim Trang
TS Phạm Thị Kim Trang được Hội đồng Khoa học bình chọn cho nghiên cứu đánh giá vấn đề ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm và tác động đến sức khỏe của con người. Đề tài nghiên cứu của TS Kim Trang tập trung nghiên cứu vào thạch tín là nguyên tố có độc tính rất cao, có liên quan tới một số bệnh ung thư và gây nguy cơ tác động xấu tới sức khỏe người dân bị phơi nhiễm thạch tín trong nước ăn uống.
Nghiên cứu của TS Kim Trang đã góp phần lý giải con đường hình thành thạch tín trong nước ngầm, cho thấy sự có mặt của thạch tín trong các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen có thể chịu tác động từ việc khai thác nước ngầm quy mô lớn, đặc biệt là xây dựng được bản đồ ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm tầng nông Holocen trong các giếng khoan tại khu vực đồng bằng sông Hồng.
Công trình nghiên cứu của TS Phạm Thị Kim Trang đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Quốc tế có uy tín như: Nature, Nature Geoscience… trong 3 năm qua và được đánh giá là có giá trị trong lĩnh vực môi trường với các giải pháp cho thấy bể lọc cát có thể sử dụng để loại bỏ thạch tín trong nước.

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương được đề cử và bình chọn cho giải thưởng Nhà Khoa học nữ năm 2015 L’Oreal For Women in Science với những phát hiện về ảnh hưởng xấu của ô nhiễm kim loại nặng trong đất gây ra cho môi trường và đặc biệt đến sức khỏe con người.
Một trong các kết quả nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Thị Lan Hương đã chỉ ra rằng các kim loại nặng như Cadimium (Cd) là một trong những nguyên tố có độ độc khá cao, khi tích lũy với hàm lượng lớn trong cơ thể người và động vật sẽ gây bệnh về thận, ngoài ra còn gây bệnh mềm xương, bệnh áp huyết cao và bệnh tim mạnh hay Chì (Pb) là một trong những nguyên tố độc nhất trong tự nhiên trên trái đất. Với nồng độ chì (Pb) cao tích tụ trong cơ thể sẽ có thể gây ra các bệnh về trí não và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi nồng độ chì (Pb) trong cơ thể người quá cao cũng gây ra các bệnh về thận.
Những phát hiện mới trong nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Thị Lan Hương đã chỉ ra rằng hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới tỷ lệ thuận với hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp. Từ đó nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp làm giảm thiểu sự tích lũy kim loại nặng trong đất nông nghiệp cho các vùng ngoại thành Hà Nội.

TS Trần Thị Hiền
Cũng trong đợt này, Hội đồng khoa học trao Giải thưởng Nhà Khoa học trẻ Tiềm năng 2015 cho TS Trần Thị Hiền, giảng viên Đại học Y Dược Thái Bình. Đề tài nghiên cứu của TS Trần Thị Hiền tập trung vào việc so sánh tác dụng của 6 hợp chất stibenes và oligostilbenes trong loài nho dại Vitis amurensis trên protein eNOS (nội mạc mạch máu) và cơ chế phân tử của hợp chất mạnh nhất trên eNOS. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra được hợp chất amurensin G từ loài Vitis amurensis, tăng cường sản xuất NO thông qua hoạt hóa eNOS phosphorylation trong tế bào nội mạc mạch máu. Ứng dụng của nghiêu cứu này sẽ giúp đưa ra một hợp chất thiên nhiên có trong các họ cây nho, có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch và không có độc tính.
Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, chúng ta vẫn cần nhiều cải cách tiến bộ để đạt mục tiêu cân bằng giới trong lĩnh vực khoa học. Chỉ 30% số nhà khoa học trên thế giới là phụ nữ và vẫn còn nhiều rào cản, trở ngại cho phụ nữ tham gia hoặc theo đuổi sự nghiệp khoa học.
Với mục đích vinh danh các nhà khoa học nữ xuất sắc và hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ tiềm năng, chương trình L'Oréal-UNESCO Foe Women in Science của tập đoàn L’Oreal đã trao tặng 5 giải thưởng hàng năm cho các nhà khoa học nữ xuất sắc và hỗ trợ phát triển nghiên cứu cho 15 phụ nữ trẻ tài năng được chọn ra trong số hơn 230 tiến sĩ được trao học bổng/giải thưởng cấp quốc gia hàng năm trên khắp thế giới. Giải thưởng Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học là một sáng kiến được thực hiện trên phạm vi toàn cầu phối hợp với UNESCO, đến nay đã vinh danh 2.250 nhà khoa học nữ trên toàn thế giới.
Năm 2015, lần đầu tiên một nhà khoa học trẻ Việt Nam đã được vinh danh là Nhà Khoa học trẻ tiềm năng thế giới năm 2015 - TS Trần Hà Liên Phương, Giảng viên Đại học Quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh với đề án nghiên cứu phát triển fucoidan như polymer trong các hạt nano trong chẩn đoán và điều trị ung thư tại Việt Nam.
Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người di cư Việt Nam
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH – Thời gian tới, cần thúc đẩy sự quan tâm của các cơ quan chức năng và các cơ quan có liên quan đối với sức khỏe người di cư, trong đó có phụ nữ di cư; quan tâm đến các hoạt động đối thoại cho công nhân tại các vùng đặc thù; nghiên cứu biến đổi khí hậu đối với sức khỏe của người di cư Việt Nam…

Hải Phòng: Tuyên truyền, tư vấn giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về khám sức khỏe tiền hôn nhân
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH - Việc khám sức khỏe trước khi kết hôn là cần thiết, giúp mỗi gia đình hạn chế những rủi ro trong việc sinh sản, bảo vệ hạnh phúc gia đình và vì tương lai đất nước.

Hà Nội phát động Tháng Hành động quốc gia về dân số
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH – Thời gian qua, Hà Nội luôn xác định công tác dân số là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển Thủ đô, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.

Khảo sát 35.000 người phát hiện bài kiểm tra dự đoán tuổi thọ cực đơn giản, ai cũng có thể thực hiện ở bất kỳ đâu
Dân số và phát triển - 7 giờ trước(Tổ Quốc) - Kết quả của bài kiểm tra này sẽ khiến bạn bất ngờ về tuổi thọ và tình trạng sức khoẻ của mình.

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMãn kinh là một điều bình thường đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học và tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Chóng mặt, buồn nôn sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp có đáng lo?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMột số phụ nữ sau khi uống viên thuốc tránh thai khẩn cấp cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, chảy máu... Vậy những tác dụng phụ này có đáng lo ngại và chị em cần xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này?

Nghệ An: Phát động tháng hành động quốc gia về dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng 6/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển Nghệ An phối hợp Ban Chỉ đạo Dân số & Phát triển huyện Quỳ Hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số và Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2023.

Các biện pháp tránh thai có thể gây rụng tóc?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều chị em sau khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố thấy tóc hay bị rụng hơn. Do đó, mọi người thắc mắc có phải biện pháp tránh thai là nguyên nhân gây rụng tóc?

Học sinh đồng bào tại Quảng Bình 'nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Nhiều tiểu phẩm tại hội thi tái hiện vấn nạn phụ huynh bắt con nghỉ học để lấy vợ, lấy chồng khi chưa đến tuổi vị thành niên, những hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống.

Tuổi 'teen' cần biết 4 cách tránh mang thai ngoài ý muốn tốt nhất
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTuổi vị thành niên cần được chuẩn bị những kiến thức về an toàn tình dục. Bởi lứa tuổi này có thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe, học tập và tâm lý. Do đó, biết cách sử dụng biện pháp tránh thai là vô cùng quan trọng.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.