Tổng đài 1022 Hà Nội: 300 y, bác sỹ ngày đêm túc trực tư vấn chăm sóc sức khỏe người dân về COVID-19
GiadinhNet – Những ngày này, thông qua Tổng đài 1022, 300 y, bác sĩ, mạng lưới thầy thuốc tại Hà Nội đang ngày đêm đồng hành cùng người dân và bệnh nhân mới phát hiện nhiễm COVID-19 hoặc trong khu cách ly tập trung.
Dù mới đi vào hoạt động chính thức được 5 ngày, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận hơn 2.000 cuộc gọi, phản ánh của người dân liên quan đến công tác phòng chống, dịch trên địa bàn Thành phố. Tất cả những phản ánh đã được ghi nhận, giải đáp hoặc chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, qua đó góp phần hiệu quả cùng Thành phố từng bước đẩy lùi dịch COVID-19.
5 ngày hơn 2.000 phản ánh
Bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 19/8/2021, Tổng đài 1022 được UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện với 4 nhánh: Nhánh 1 (bấm phím 1): Kết nối đến Trung tâm Cấp cứu 115. Nhánh 2 (bấm phím 2): Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Nhánh 3 (bấm phím 3): Kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành. Nhánh 4 (bấm phím 4): Kết nối đến Sở Thông tin và Truyền thông để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.

Những ngày này, thông qua Tổng đài 1022, 300 y, bác sĩ, mạng lưới thầy thuốc tại Hà Nội đang ngày đêm đồng hành cùng người dân và bệnh nhân mới phát hiện nhiễm COVID-19 hoặc trong khu cách ly tập trung.
Ngày 25/8, thông tin với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện tại, Sở đang vận hành song song Tổng đài 1022 và Hệ thống phản ánh tình hình phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố thông qua 02 số điện thoại 0889.55.66.55 - 0889.55.77.55; kênh phản ánh trên tài khoản Zalo "Sở Thông tin Truyền thông TP Hà Nội" và hòm thư phản ánh tại địa chỉ antoancovid.vn/phananhHN được Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập, đưa vào sử dụng từ ngày 22/7/2021 theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội.
Sắp tới, hai số điện thoại 0889.55.66.55 - 0889.55.77.55 sẽ dần dần được thay thế bằng Tổng đài 1022 để thống nhất và thuận tiện hơn cho người dân Thủ đô.
Để đảm bảo các phản ánh và cuộc gọi của người dân được tiếp nhận 24/7, Sở Thông tin và Truyền thông đã bố trí 18 cán bộ, mỗi kíp trực có 6 người, chia làm 3 ca trực.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội thông tin tới phóng viên.
Chị Lý Như Hoa, điện thoại viên trực Tổng đài cho biết: "Thông thường, trong khoảng thời gian từ 8h - 20h, Tổng đài sẽ tiếp nhận nhiều cuộc gọi nhất. Ngoài các nội dung phản ánh về sai phạm trong phòng chống dịch COVID như: tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, tập thể dục..., tổng đài cũng tiếp nhận và hỗ trợ công dân nhiều nội dung phản ánh khác như: Đăng ký lưu thông hàng hóa thiết yếu; thủ tục, giấy tờ cần thiết khi ra, vào Thành phố; hướng dẫn khai báo y tế; đăng ký tiêm vắc xin; các chính sách hỗ trợ với các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19;... Đối với các nội dung vi phạm phòng chống dịch, sau khi tiếp nhận, điện thoại viên sẽ chuyển ngay đến các đơn vị chức năng của quận, huyện, xã, phường để kịp thời xử lý".
Nhờ hoạt động 24/7 tiếp nhận và giải đáp những vấn đề mà người dân góp ý phản ánh, Tổng đài 1022 bước đầu đã trở thành một cầu nối hiệu quả giữa người dân với chính quyền Thành phố.

Mỗi ngày, hơn 300 y, bác sĩ luôn túc trực giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho người dân, người mới nhiễm COVID-19 và người đang cách ly tập trung, qua Tổng đài 1022 của Hà Nội.
Số liệu thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho thấy, qua 05 ngày hoạt động song song 02 hệ thống (từ ngày 19/8 đến 23/8/2021), Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận 2.088 cuộc gọi, tin nhắn phản ánh của người dân. Trong đó, đã giải đáp và xử lý 1.581 cuộc gọi, tin nhắn, chuyển 507 phản ánh để các quận huyện xử lý theo thẩm quyền.
300 y, bác sĩ túc trực tư vấn sức khỏe mỗi ngày
Không chỉ tiếp nhận phản ánh của người dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch, khi gọi đến Tổng đài 1022 và lựa chọn Nhánh 3 kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là người mắc COVID-19.
Với 300 y, bác sĩ, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chia thành 2 nhóm chính: Nhóm Tư vấn nhận cuộc gọi đến từ nhân dân và tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm các bác sỹ có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, hoạt động 7/7 trong các khung giờ: 9:00 - 11:00; 15:00 - 17:00 và 19:00 - 21:00.
Nhóm Chăm sóc chủ động thăm hỏi sức khỏe và tư vấn các trường hợp mới phát hiện nhiễm COVID-19, hoặc đang trong các khu cách ly tập trung.

Hơn 300 y, bác sĩ đồng hành cùng người dân được chia thành 2 nhóm giải đáp, tư vấn.
Thông qua hệ thống tổng đài kết nối trực tuyến hai chiều và công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, y bác sĩ có thể đồng thời tư vấn từ xa cho bệnh nhân; ghi và theo dõi kết quả tình trạng bệnh của từng trường hợp. Phân tầng nguy cơ, cung cấp thêm thông tin về các ca bệnh nặng, hỗ trợ Y tế địa phương trong việc điều phối nguồn lực cấp cứu, nhập viện.
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, người dân là yếu tố quyết định chiến thắng trong công cuộc phòng, chống COVID-19, do đó rất cần sự đồng lòng và chung tay của tất cả mọi người.
Thành phố khuyến khích người dân cùng ghi lại các hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch và phản ánh đến Tổng đài 1022, cũng như các kênh phản ánh trên tài khoản Zalo "Sở Thông tin Truyền thông TP Hà Nội" và hòm thư phản ánh tại địa chỉ antoancovid.vn/phananhHN, đó sẽ là những việc làm hỗ trợ hiệu quả cho cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn vi phạm. Những đóng góp của người dân cũng là thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng và đồng hành với Thành phố cùng phòng chống, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Cùng với các giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành Tổng đài 1022 - đây là kênh kết nối, tiếp nhận phản ánh, giải đáp kiến nghị của công dân, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
Trước mắt, Tổng đài 1022 tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống COVID-19. Việc đưa vào vận hành Tổng đài 1022 là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa vô cùng cấp bách trong tình hình hiện nay, không chỉ đáp ứng hiệu quả yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 mà còn mang tính bền vững trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đời sống của nhân dân.
Bảo Loan

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.