Top 10 bài tập yoga giúp cải thiện trí nhớ
Những động tác asana này trong yoga không chỉ tăng cường trí nhớ mà còn giúp bạn khỏe mạnh toàn diện.
Từ tư thế con sếu, tư thế hoa sen, tư thế thẳng vai,... các động tác yoga này giúp bạn cải thiện trí nhớ , đầu óc minh mẫn sảng khoái hơn.
1. Tư thế yoga con sếu ( Bakasana )
Tư thế con sếu (Bakasana) là một động tác trong yoga tăng cường khả năng cân bằng của cơ thể. Vì vậy, luyện tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ.

Tư thế con sếu (Bakasana) trong yoga
Thêm vào đó, tư thế này đòi hỏi sức mạnh của đôi tay để nâng cơ thể, cơ bắp chân bền bỉ co gập trên không. Để tập được động tác này bạn phải tập trung cao độ, vì vậy, theo thời gian, trí não của bạn nhờ đó cũng vận hành tốt hơn, dẻo dai hơn.
2. Tư thế hoa sen ( Padmasana)
Tư thế hoa sen giúp bạn tĩnh tâm và giảm căng cơ.
Khi tập tư thế này, trí não của bạn được thư giãn, cảm giác như đang bước chân vào miền cực lạc.

Tư thế hoa sen (Padmasana) trong yoga
Bạn có thể tập tư thế hoa sen trong không gian ngoài trời tĩnh lặng, chẳng hạn như bãi cỏ hoặc cũng có thể tập trong nhà.
Để tập tư thế này, hãy ngồi trên mặt phẳng và khoanh chân lại. Mắt cá chân của chân phải chạm vào đùi của chân trái. Lòng chân phải hướng lên trên, gót chân gần bụng. Tay chạm vào hai đầu gối như trong hình.
Đầu giữ thẳng, hơi hướng lên trên và giữ nhịp thở nhẹ nhàng.
Lặp lại động tác khi bạn đổi bên chân.
3. Tư thế yoga gập người phía trước ( Padahastasana)
Động tác Padahastasana trong yoga tiếp thêm sinh lực cho hệ thần kinh và tăng lượng máu lưu thông lên não.

Động tác Padahastasana trong yoga
Để tập động tác Padahastasana, đứng thẳng hai chân sát nhau. Nâng hai cánh tay thẳng trên đầu, cánh tay nên chạm sát tai. Sau đó từ từ cúi xuống gập người và luồn hai bàn tay xuống dưới hai bàn chân của bạn như trong hình. Lòng bàn tay úp xuống sàn, lòng bàn chân chạm mu bàn tay.
4. Tư thế Sarvangasana trong yoga
Tư thế Sarvangasana có công dụng chữa mất ngủ, giảm huyết áp và làm dịu cơn đau đầu.

Tư thế Sarvangasana chữa đau đầu, mất ngủ
Cách tập tư thế Sarvangasana: Nằm ngửa, giữ hai chân sát nhau. Nâng chân góc 90 độ. Ấn hai tay xuống sàn, uốn cong khuỷu tay, dùng tay đỡ vùng lưng quanh eo. Nâng mông và chân cao lên, tạo thành một đường thẳng. Giữ thẳng xương bả vai.
5. Tư thế cái cày ( Halasana) trong yoga
Công dụng: Tư thế Halasana làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Tư thế cái cày (Halasana) làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng
Cách tập: Nằm ngửa, để hai cánh tay sát cơ thể, lòng bàn tay úp xuống. Nâng chân góc 90 độ. Sau đó dùng tay đỡ hông, nâng chân lên khỏi mặt đất. Đưa chân qua đầu một góc 180 độ, sao cho các ngón chân chạm sàn. Cố gắng giữ lưng vuông góc với sàn nhà.
6. Tư thế ngồi gập người về phía trước (Paschimottanasana)
Tư thế Paschimottanasana có tác dụng chữa đau đầu và tăng khả năng tập trung.

Tư thế Paschimottanasana trong yoga làm dịu cơn đau đầu, giúp bạn tăng khả năng tập trung
Cách tập: Ngồi xuống, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Giơ thẳng hai tay, cánh tay chạm vào tai. Gập người về phía trước sao cho đầu/mặt chạm đầu gối. Hai bàn tay nắm lấy hai bàn chân như hình vẽ.
7. Tư thế cái cây ( Vriksasana)
Tư thế Vriksasana giúp bạn giữ thăng bằng tốt, cải thiện sức khỏe toàn diện.

Tư thế đứng thăng bằng trong yoga
Cách tập: Đứng thẳng, hai chân khép vào nhau. Giơ thẳng hai tay lên cao rồi hạ tay xuống. Co một chân lên, gập đầu gối và đặt lòng bàn chân áp vào đùi của chân bên kia.
Mắt nhìn thẳng. Áp hai lòng bàn tay vào nhau trước ngực trong tư thế cầu nguyện. Nhắm mắt lại và thư giãn. Sau đó đổi bên.
8. Tư thế cực lạc ( Sukhasana)
Lợi ích: Đây là tư thế asana tốt nhất giúp bạn thả lỏng cơ thể, tâm trí và tâm hồn.

Tư thế cực lạc (Sukhasana) trong yoga
Cách tập: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Sau đó khoanh hai chân lại, sao cho lòng bàn chân trái đặt trong mặt trong đùi phải, lòng bàn chân phải ngửa trên đùi trái.
Đặt tay lên đầu gối, giữ thẳng lưng. Nhắm mắt lại và thư giãn.
Sau đó bạn có thể đổi bên chân và làm tương tự.
9. Tư thế kim cương ( Vajrasana) trong yoga
Lợi ích: tư thế này giúp trí óc bạn thư giãn, tĩnh tâm, cải thiện tiêu hóa và làm dịu chứng trào ngược acid dạ dày. Ngoài ra tư thế này còn giúp cơ bắp chắc khỏe, chữa đau lưng, hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiết niệu.

Tư thế kim cương (Vajrasana) trong yoga giảm đau lưng, cải thiện tiêu hóa, giảm nhẹ trào ngược acid dạ dày
Cách tập: Quỳ gập chân trên mặt sàn. Đầu gối, ngón chân cái và mắt cá chân song song với nhau và chạm đất. Giữ thẳng cột sống. Nhìn về phía trước và nhắm mắt lại, thư giãn.
Tuy nhiên, đối với những người vừa mới phẫu thuật đầu gối hay gặp vấn đề với tủy sống, bạn không nên tập tư thế này, bởi động tác Vajrasana có thể gây áp lực lên đầu gối hoặc tủy sống.
10. Tư thế "anh hùng" ngả người (Supta Virasana) trong yoga
Lợi ích: Tư thế này giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, hỗ trợ trị liệu viêm khớp, đau thần kinh tọa, giảm đau đầu, trị mất ngủ.
Đối với người mắc các bệnh lý về đầu gối hoặc phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt thì không nên tập tư thế này.

Tư thế "anh hùng" ngả người (Supta Virasana) trong yoga trị mất ngủ
Hướng dẫn cách tập tư thế anh hùng ngả người (Supta Virasana) trong yoga
Từ tư thế kim cương (Vajrasana) đã hướng dẫn ở phần trên, từ từ thở ra và ngả người, hạ lưng xuống sàn cho tới khi đầu, lưng chạm đất. Giữ hai tay trên sàn ở khoảng cách thoải mái với cơ thể, lòng bàn tay hướng lên trên. Nhắm mắt lại.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Hương Khê, Hà Tĩnh: Hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đợt 1 năm 2023
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Chiến dịch đợt 1 năm 2023 được Trung tâm Y tế huyện Hương Khê phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triểnTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.