TP Sông Công: Điểm “nóng” về mất cân bằng giới tính khi sinh
GiadinhNet - Mức sinh chưa ổn định, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng, đặc biệt mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ngày càng lớn đang đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác DS-KHHGD của TP Sông Công (Thái Nguyên).
Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) tại thành phố Sông Công năm 2013 là 121 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2014 là 121 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2015 là 119 trẻ trai/100 trẻ gái và 4 tháng đầu năm 2016 là 132 trẻ trai/100 trẻ gái, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,4%.
Theo bác sỹ Kiều Ưng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Sông Công, có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng MCBGTKS là lạm dụng tiến bộ khoa học để lựa chọn giới tính; cán bộ y tế chưa tuân thủ pháp luật về nghiêm cấm hành vi tham gia lựa chọn giới tính thai nhi và bất bình đẳng giới; một bộ phận người dân chưa hiểu rõ hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi; hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển và tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu trong tâm thức nhiều người, họ đang “khát” có con trai nương tựa lúc tuổi già.
Chị Hoàng Thị Nhuận, cán bộ dân số phường Cải Đan, tuyên truyền cho các chị em đang mang thai không lựa chọn giới tính khi sinh.
Phường Cải Đan nằm trong tốp những địa phương có tỷ số MCBGTKS rất cao của TP Sông Công. Phường hiện có 11 tổ dân phố với 1355 hộ gia đình, 5711 nhân khẩu, có 1879 phụ nữ 15- 49 tuổi, trong đó có 999 phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng. Năm 2013, TSGTKS của phường là 113 trẻ nam/100 trẻ nữ; năm 2014 là 117 trẻ nam/100 trẻ nữ; năm 2015 tăng lên 144,7 trẻ nam/100 trẻ nữ. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2016, toàn phường có 33 trẻ sinh ra, trong đó có tới 20 trẻ trai, chỉ có 13 trẻ gái.
Thực tế ở địa phương, nhiều gia đình khó khăn về kinh tế vẫn cố sinh thêm con thứ 3, thứ 4 kể cả những gia đình có điều kiện dư rả về kinh tế vẫn muốn sinh thêm nhiều con để có người kế thừa. Cũng chính vì vậy trên địa bàn phường có những hộ có 3-4 con không phải là chuyện hiếm. Những người phụ nữ ngoài phải lo cái ăn, cái mặc, chăm sóc gia đình, con cái còn phải có thêm một “nhiệm vụ” lớn nữa là phải…sinh cho được thằng cu.
Chị Bùi Thị Thúy, ở tổ dân phố Xuân Gáo cho biết, việc sinh con trai là khao khát của gia đình. Qua ba lần vượt cạn, chị Thúy đều sinh con gái. Mặc dù sinh nhiều con dẫn đến kinh tế khó khăn, không có điều kiện để lo cho con được bằng bạn bằng bè, nhưng vì áp lực có người nối dõi tông đường nên vợ chồng chị quyết định sinh thêm đứa con thứ 4 với hy vọng có được thằng…chống gậy.
Theo Bác sỹ Kiều Ưng để từng bước khống chế tình trạng MCBGTKS không chỉ trên địa bàn TP Sông Công nói riêng mà của tỉnh nói chung cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số. Đặc biệt là các quy định liên quan đến MCBGTKS. Cần kiểm tra, xử lý nghiêm và nâng hình phạt đối với cơ sở y tế cung cấp giới tính thai nhi. Đồng thời có chính sách hỗ trợ và ưu tiên đối với hộ gia đình sinh con một bề là gái.
Bên cạnh đó, cần triển khai các hoạt động can thiệp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, phối hợp với các ngành, đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi ... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về giới và giới tính khi sinh; tuyên truyền những thông tin về tình hình, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng MCBGTKS.
Đặc biệt cán bộ, đảng viên phải làm gương chấp hành tốt chính sách dân số trong gia đình mình, sau đó thuyết phục, truyên truyền, vận động người thân, dòng họ và mọi người dân trong cộng đồng cùng thực hiện, góp phần bớt đi các hệ lụy nghiêm trọng tiềm ẩn như mua bán tình dục, xâm hại tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và giảm nguy cơ thiếu hụt phụ nữ và dư thừa đàn ông ở độ tuổi kết hôn trong tương lai.
Vân Khánh/Báo Gia đình & Xã hội
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...