TPHCM: Tìm hướng mới cho hàng Việt
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) tại TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định. Tuy nhiên, để “chắp cánh” cho hàng Việt, cần phải kết nối được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, phải sản xuất theo định hướng, theo nhu cầu từ nhà phân phối.
Nâng chất cho hàng Việt
Đây là ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm “Chắp cánh hàng Việt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 17/4.
Theo báo cáo của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, 10 năm qua, việc triển khai CVĐ đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên kết quả mới dừng ở mức độ phong trào, vận động, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ, mua sắm mà chưa thực sự đi vào chiều sâu.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, từ thực tế trên, thành phố đã đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện CVĐ. Theo đó, chuyển từ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sang hướng nâng chất, đi vào chiều sâu, nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất, xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng, tiến tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam thông qua cách làm mới với tên gọi “Chắp cánh hàng Việt”.
Đại diện Sở Công Thương cho hay, giai đoạn một của chương trình “Chắp cánh hàng Việt” sẽ được triển khai ở kênh phân phối hiện đại trong năm 2019. Đặc biệt, chương trình sẽ tập trung vào ngành hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, gồm: rau củ quả trái cây, thịt gia súc, gia cầm… Bởi lẽ, đây là ngành hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, gắn với đời sống người dân cũng như hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho nông dân các tỉnh.
“Hơn nữa, thành phố rất cần nguồn cung ổn định và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi làm tốt mục tiêu này, sẽ khẳng định giá trị thương hiệu nông sản Việt là tiền đề để vươn ra thế giới” - ông Hòa nói thêm.
Nhà phân phối sẽ định hướng cho sản xuất
Cũng theo đại diện Sở Công Thương, Chương trình “Chắp cánh hàng Việt” đặt ra mục tiêu chuẩn hóa và nâng tầm hàng Việt. Theo đó, “để nâng tầm thì phải chuẩn hóa, không chỉ đạt chuẩn trong nước mà còn đạt cả những tiêu chuẩn để ra thị trường thế giới. Do đó, trong chương trình này, các hệ thống phân phối hiện đại tiên phong đưa ra chuẩn “mới” nhưng không xa lạ, không vượt quá các tiểu chuẩn của nhà nước quy định” – ông Hòa giải thích.
Theo phân tích của Sở Công Thương, vai trò cốt lõi hiện nay thuộc về khâu phân phối. Các doanh nghiệp, hộ dân phải sản xuất theo tín hiệu thị trường, theo yêu cầu của thị trường. Những tín hiệu đó đều do nhà phân phối phát ra. Ví dụ, các nhà phân phối quy định chỉ nhận bán các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap thì chắc chắn ở khâu sản xuất, nông dân và hợp tác xã sẽ phải tuân theo nếu muốn đưa hàng vào. Ở phía ngược lại, các nhà phân phối cần có cam kết lượng hàng thu mua, tránh để mất cân đối cung – cầu, nông sản cũng không cần phải giải cứu – ông Hòa nhấn mạnh.
Cùng quan điểm với Sở Công Thương, PGS.TS Trần Tiến Khai – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – nhận định, đã đến lúc các nhà phân phối hiện đại và các doanh nghiệp sản xuất phải ngồi với nhau để hình thành được bộ tiêu chuẩn dùng chung, không chỉ thỏa mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thỏa mãn yêu cầu thị trường thế giới.
Liên quan đến khâu sản xuất, theo PGS.TS Trần Tiến Khai, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các tỉnh thành nơi sản xuất nguyên liệu là hết sức quan trọng. Điều đó thể hiện qua việc hướng dẫn, tổ chức xây dựng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã quy mô lớn sản xuất các nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời, địa phương cần huấn luyện và kiểm soát tiến trình áp dụng các tiêu chuẩn an toàn. Hơn nữa, “cần xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm, có cơ chế quản lý thông thoáng để hỗ trợ các doanh nghiệp thực phẩm tổ chức sản xuất, giết mổ, sơ chế thực phẩm ngay tại đầu nguồn” - ông Khai đề xuất.
Với mục tiêu mở rộng và nâng chất hàng Việt, trong kế hoạch triển khai Cuộc vận động, Chương trình “Chắp cánh hàng Việt” tập trung vào các giải pháp hỗ trợ, định hướng, giúp chuẩn hóa sản xuất ngành nông sản thực phẩm, là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giúp ổn định cung – cầu, hỗ trợ tiêu thụ cho bà con nông dân.
Theo Báo Công thương
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 54 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 6 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.