Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trang thiết bị được nâng cấp - việc chuyển giao hiệu quả hơn

GiadinhNet - Đề án Bệnh viện vệ tinh (BVVT) là một chủ trương lớn của ngành Y tế nhằm tăng cường phát triển hệ thống y tế tuyến tỉnh, thành phố; giảm tình trạng quá tải cho y tế tuyến Trung ương. Hiện nay, cả nước đã có hàng chục bệnh viện, đơn vị y tế tham gia vào đề án này. Tại Vĩnh Phúc, 2 đơn vị đi đầu trong thực hiện đề án BVVT đó là Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Các thầy thuốc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trong một chuyến khám bệnh miễn phí cho người dân. ảnh: BVCC
Các thầy thuốc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trong một chuyến khám bệnh miễn phí cho người dân. ảnh: BVCC

Chuyển giao nhiều kỹ thuật khó

Là BVVT của Bệnh viện Phụ sản và Bệnh viện Nhi Trung ương, đến nay, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc đã được 2 bệnh viện hạt nhân chuyển giao nhiều kỹ thuật khó, hiện đại trên cả 2 lĩnh vực sản khoa và nhi khoa. Đối với lĩnh vực sản khoa, đó là các kỹ thuật: Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng, phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung, phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần hoàn toàn, thắt động mạch hạ vị trong cấp cứu sản khoa, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, soi cổ tử cung, giảm đau trong đẻ…

Trong lĩnh vực nhi khoa, nếu như trước đây, công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhi sơ sinh còn nhiều hạn chế thì đến nay, thông qua thực hiện đề án BVVT, chất lượng điều trị sơ sinh ngày càng được nâng cao, đặc biệt là điều trị các trường hợp bệnh nhi sơ sinh non tháng với nhiều kỹ thuật mới được triển khai.

Bên cạnh đó, nhiều gói đào tạo kỹ thuật thuộc các chuyên ngành khác như nội nhi, ngoại nhi, tai – mũi – họng, cận lâm sàng của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh cũng đã và đang được 2 bệnh viện hạt nhân tăng cường chuyển giao. Thông qua sự phối hợp, giúp đỡ của các bệnh viện tuyến Trung ương, chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh tăng lên rõ rệt, góp phần giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, với 2 chuyên khoa tham gia vào đề án BVVT đó là ung bướu và tim mạch, đến nay, việc chuyển giao các kỹ thuật đang từng bước được đẩy mạnh thực hiện. Bác sỹ Nguyễn Thành Lê, Trưởng khoa Nội Tim mạch của Bệnh viện cho biết: "Từ năm 2015, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chính thức trở thành khoa vệ tinh của Bệnh viện Tim Hà Nội. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã được Bệnh viện Tim Hà Nội hỗ trợ 1 máy tạo nhịp tim tạm thời, 2 máy tạo nhịp tim vĩnh viễn và được chuyển giao, làm chủ được kỹ thuật tạo nhịp tim cho bệnh nhân. Cùng với đó, chúng tôi đã cử 2 kíp can thiệp tim mạch và 8 bác sỹ tham gia học tập các kỹ thuật về siêu âm tim, điện tim, tim mạch cơ bản tại bệnh viện tuyến Trung ương. Sắp tới, để thực hiện tốt hơn nữa đề án BVVT, Khoa Nội Tim mạch sẽ được trang bị máy chụp mạch xoắn nền để chụp và can thiệp mạch máu cùng một số kỹ thuật mới được chuyển giao. Nếu như trước kia, bệnh nhân Khoa Nội Tim mạch luôn dưới 30 bệnh nhân thì đến nay, số lượng bệnh nhân được điều trị thường xuyên luôn đạt trên 40 bệnh nhân, ngày cao điểm lên tới trên 60 bệnh nhân. Đây là kết quả rõ rệt mà đề án BVVT đem lại".

Chất lượng khám, chữa bệnh đã có bước tiến rõ rệt

Đánh giá tổng quan về đề án BVVT, đại diện Sở Y tế Vĩnh Phúc cho hay: Thông qua việc triển khai đề án BVVT, các bệnh viện tuyến tỉnh được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, từ đó, chất lượng khám chữa bệnh đã có bước tiến rõ rệt, tạo công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giúp nhân dân trong tỉnh được hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao mà không phải trực tiếp khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương, góp phần tiết kiệm công sức, tiền của cho nhân dân; đồng thời, giảm tình trạng quá tải cho các đơn vị y tế tuyến trên.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được, việc thực hiện đề án này còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, để thực hiện tốt đề án, các địa phương cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực đáp ứng tốt quá trình chuyển giao. Yêu cầu là vậy song do nguồn vốn đối ứng của địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ bệnh viện hạt nhân cho các BVVT trong mấy năm qua còn hạn chế, do đó, nhiều kỹ thuật phải lùi thời gian chuyển giao. Đơn cử như trong lĩnh vực ung bướu, do các trang thiết bị phục vụ cho công tác xạ trị có kinh phí đầu tư rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng, do đó, dù bệnh viện hạt nhân muốn chuyển giao các kỹ thuật này nhưng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chưa thể đáp ứng được các yêu cầu để tiếp nhận kỹ thuật, vì vậy, bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp xạ trị vẫn phải chuyển tuyến Trung ương.

Tại cả 2 Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh, do diện tích mặt bằng chật hẹp, hệ thống hạ tầng… chưa phù hợp, chưa đạt chuẩn; còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ quá trình chuyển giao kỹ thuật; nguồn nhân lực thiếu và mỏng nên việc cử cán bộ tham gia tiếp nhận đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện hạt nhân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nội dung quan trọng của đề án, tuy nhiên, đến nay cả 2 bệnh viện đều chưa triển khai được hệ thống Telemedicine để hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện hạt nhân. Những khó khăn rất cần có phương án tháo gỡ để tăng tính hiệu quả của đề án BVVT.

Giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Nhiều gói đào tạo kỹ thuật thuộc các chuyên ngành khác như nội nhi, ngoại nhi, tai – mũi – họng, cận lâm sàng của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnhVĩnh Phúc đã và đang được 2 bệnh viện hạt nhân tăng cường chuyển giao. Thông qua sự phối hợp, giúp đỡ của các bệnh viện tuyến Trung ương, chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh tăng lên rõ rệt, góp phần giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, để đề án BVVT được thực hiện hiệu quả với nhiều kết quả tích cực hơn nữa, ngành Y tế Vĩnh Phúc mong muốn UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác thực hiện đề án; đồng thời, đề nghị Bộ Y tế tiếp tục mở rộng triển khai thêm một số chuyên ngành như: Ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, nội tiết.

Quỳnh Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 5 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 21 giờ trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 1 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Y tế - 1 ngày trước

Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top