Trẻ có nguy cơ lãng tai vì đi giày phát ra âm thanh
GiadinhNet - Không ít phụ huynh đã mua những đôi giày, dép có âm thanh, tiếng nhạc “tít tít” hoặc phát ra ánh sáng cho con yêu với lý do nó rất “vui tai, vui mắt”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, việc lạm dụng mang giày loại này sẽ “lợi bất cập hại” cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Mang giày kêu tít tít mới chịu ăn cháo!
Bé Bông nhà chị Quỳnh Anh (Mỹ Đình, Hà Nội) vừa tròn 1 tuổi. Như mọi đứa trẻ khác, bé rất thích chơi với các đồ chơi có phát sáng hoặc phát ra nhạc. Khi là bài hát, khi là đoạn nhạc nước ngoài, cùng ánh sáng rất bắt mắt, bé Bông tỏ ra hào hứng, vui nhộn. Khi bắt đầu tập chững, tập đi men rồi tập đi từng bước lũn chũn, bé được mẹ “sắm” cho rất nhiều giày, dép.
“Bé đặc biệt yêu thích những đôi giày “biết nói”. Mỗi khi bé bước đi, từng bên sẽ phát ra tiếng “tít tít”, “chíp chíp” như có loa ở đế giày. Con thích lắm! Con thích đến mức, chỉ đi giày phát ra âm thanh hoặc có ánh sáng chói mắt mới chịu ăn cháo!”, chị Quỳnh Anh nói. Biết sở thích của con, chị Quỳnh Anh “ưu tiên” lựa chọn những đôi giày, dép có nhạc. Chị bảo, đi giày như thế “lợi cả đôi đường”: Chị vừa dỗ được con ăn, con lại nhanh đi, nhanh chạy hơn vì chăm chỉ tập đi(?!).
Mọi việc sẽ rất bình thường, cho đến khi bà nội Bông từ quê lên Hà Nội chơi, phát hiện cháu đi, đứng thường chúi mũi, “cắm đầu” xuống đất để nghe tiếng kêu phát ra từ đế giày. “Tôi thấy cháu cứ lao đầu đi, không để ý bên cạnh có gì, bỏ luôn việc phải quan sát thế giới xung quanh. Cháu không nghe thấy gì ngoài việc “nhăm nhăm” thích thú với âm thanh từ đôi giày đang mang. Có hôm còn vấp ngã! Bố mẹ gọi cháu không ngoái lại, không “đáp lời”, nhưng cứ có âm thanh từ đôi giày mới là cháu cười tươi ngay!”, bà nội Bông lo lắng.
Dễ xảy ra vấn đề về an toàn cho bé
Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo: Các bậc phụ huynh không nên cho các bé mang những loại giày, dép này.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), ở Việt Nam hiện chưa có một công trình nghiên cứu hay khảo sát nào liên quan đến vấn đề đi giày, dép phát ra âm thanh hay ánh sáng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý hay thần kinh trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, âm thanh, ánh sáng của giày,dép khiến trẻ thiếu tập trung. Không ít trẻ khi mang giày, dép loại này xảy ra các vấn đề về an toàn khi đi, đứng như: vấp ngã, va chạm… Đó là do các bé thường tò mò xem âm thanh phát ra từ đâu, có bé ngồi phịch xuống “khám phá”, có bé lại chúi đầu xuống nền đất dù đang tập đi để quan sát mà không để ý phía trước, xung quanh có gì!
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, không chỉ có vấn đề về an toàn mà trẻ sẽ còn có thói quen đi khom lưng như “bà còng” cũng bởi sự tò mò khám phá nguồn gốc âm thanh, ánh sáng mình nghe, thấy được. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tư thế đi kiểu khom lưng, thu ngực lại, dẫn đến gây hại cho cột sống và xương.
Chị Hoài Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, con chị đang tuổi tập đi và cũng rất thích đi đôi giày phát ra âm thanh, ánh sáng này. Đối với một đứa trẻ bình thường, khi tập đi, có người lớn dắt tay, sẽ đi bằng lòng bàn chân trước hoặc bằng mũi chân. Nhưng khi đi đôi giày này, con chị lại phát hiện ra nếu dùng gót chân càng giẫm mạnh thì âm thanh phát ra càng lớn nên bé càng thích thú. Vậy nên, con chị dù đang tập đi cũng thích giẫm chân thật mạnh, bước như “một hai một” đi đều.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, tình trạng nếu trẻ giữ thói quen, sở thích này lâu ngày, trọng tâm của trẻ sẽ bị chuyển lệch đi, lực hướng về gót chân phía sau càng lớn hơn, có thể sẽ làm thay đổi tư thế đi, đứng bình thường của một đứa trẻ. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu xem loại ánh sáng mà giày, dép phát ra là loại gì, cấu tạo của nó ra sao, phát sáng được bao lâu và có hại cho thị lực của trẻ hay không!
Cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương, giảng viên Khoa Công tác xã hội (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay, 6 năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nền tảng nhận thức, nhân cách của trẻ.
Bộ não của trẻ hầu như chỉ phát triển đến năm 6 tuổi. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,... là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ.
Việc đi giày, dép phát ra âm thanh, ánh sáng sẽ dễ khiến trẻ phân tán sự chú ý, học thói quen quan sát. Khi thấy giày, dép phát ra ánh sáng lấp lánh, kích thích, bé sẽ nhìn “liên hồi kỳ trận”, có khi chớp mắt liên tục, thị lực trẻ sẽ bị mỏi. Có bé sẽ không “đáp lời” người lớn gọi tên, nhắc nhở bởi đang mải mê với âm thanh, ánh sáng từ đế giày.
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 6 phút trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGiai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm vú là tình trạng nhiễm trùng ở mô của một hoặc cả hai tuyến vú bên trong vú. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú.

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcVẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.