Trẻ, già ùn ùn nhập viện vì nắng
GiadinhNet - Ngày 13-14/6, người dân các tỉnh miền Bắc và miền Trung tiếp tục phải chịu đựng những ngày nắng nóng gay gắt đỉnh điểm, nhiệt độ tại một số nơi đo được lên tới 40oC. Nắng nóng đã khiến nhiều người già và trẻ nhỏ đổ bệnh. Đáng lưu ý, có rất nhiều trường hợp tự ý mua thuốc điều trị, khiến bệnh nặng hơn và phải nhập viện.
Con bệnh nặng mới đưa đi khám
Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), mỗi ngày có khoảng 700-800 bệnh nhân nhập viện. Riêng khối Nhi, những ngày nắng nóng, có tới 180 - 200 bệnh nhi nhập viện và điều trị nội trú mỗi ngày, trong đó, số khám là khoảng 300 - 350 bệnh nhi/ngày.
Tại Khoa Nhi tổng hợp, BS Nguyễn Văn Thường - Trưởng khoa cho biết: Mỗi ngày ở đây có khoảng 54 - 60 bệnh nhi nhập viện, điều trị nội trú. Những ngày nắng nóng, các phụ huynh có tâm lý ngại đưa trẻ đi khám, vì thế nhiều trẻ được đưa đến viện trong tình trạng bệnh khá nặng.
Tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.500 - 3.000 bệnh nhi đến khám trong tình trạng trẻ sốt cao dài ngày, nôn trớ, tiêu chảy, sốt phát ban… Theo lãnh đạo bệnh viện, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị những ngày nắng nóng tăng cao hơn so với ngày khác và hầu hết khi bệnh của trẻ khá nặng, phụ huynh mới đưa đi khám. Các bệnh chủ yếu như: Sốt virus, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc thức ăn phát ban, dị ứng thời tiết, viêm đường hô hấp. Đáng chú ý, thời tiết nắng nóng khiến một số bệnh do virus gây nên như chân tay miệng, viêm não cũng gia tăng.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý cho trẻ vào chỗ mát, đồ ăn, nước uống cần phải nấu chín, đun sôi. Đặc biệt trong kỳ nghỉ hè của trẻ, phụ huynh cần chú ý không cho trẻ chơi ngoài đường, ăn uống phải hợp vệ sinh. Tuyệt đối không cho trẻ ra vào phòng lạnh liên tục do có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn với ngoài trời sẽ gây sốc nhiệt, gây viêm long đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng. TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: “Nếu trẻ sốt chưa kịp đi viện thì cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt cho phù hợp lứa tuổi. Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước bằng nước điện giải đề phòng mất nước”.
Nắng nóng cũng khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện, chủ yếu ở các khoa Thần kinh, Tim mạch. Rất nhiều trường hợp khi thấy các biểu hiện như đau đầu chóng mặt, họ coi đó là triệu chứng thông thường nên tự ý mua thuốc điều trị mà không thăm khám tại cơ sở y tế, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
Phòng bệnh da liễu mùa nắng gắt
BS Ngô Xuân Nguyệt – Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Mùa nắng nóng khiến các ca dị ứng tăng hơn bình thường. Các bệnh nhân thường đi khám với các triệu chứng mẩn ngứa, nổi ban đỏ, sẩn mề đay cùng với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Theo BS Xuân Nguyệt, trời nắng nóng làm giãn mạch, các tế bào cũng hô hấp nhiều hơn, da tiết mồ hôi nhiều, cùng với bụi bặm, nắng gắt càng gia tăng các phản ứng dị ứng. Mùa nóng cũng xuất hiện nhiều côn trùng đốt hoặc bám trên da người gây dị ứng. Thời tiết nắng nóng cũng làm gia tăng các độc tố trong thức ăn, do đó người bị dị ứng bởi thức ăn cũng tăng. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng khác như: Nóng quá cũng gây mẩn ngứa, ở trong phòng điều hòa lạnh quá cũng kích ứng ngứa ngáy, hoặc do thức ăn, do thuốc, do phấn hoa, bụi bặm, do côn trùng đốt…
Thời tiết mưa – nắng trong thời điểm giao mùa ở TPHCM và các tỉnh phía Nam cũng khiến tình trạng người dân mắc các bệnh về hô hấp và xương khớp, đặc biệt đối với người lớn tuổi. Tại Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, những ngày nắng nóng, lượng người bệnh đến khám, điều trị tăng đột biến, trung bình 6.200 lượt/ngày (tăng 17%). Trong đó, số lượt khám, điều trị các bệnh về da liễu, hô hấp và xương khớp tăng nhiều nhất.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Da liễu (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết: Những ngày qua, số lượt bệnh nhân khám, điều trị tại đơn vị này gia tăng chóng mặt, vì có một số nhóm bệnh lý tấn công da như: Viêm da ánh sáng, bỏng nắng, mề đay do ánh nắng... “Vùng da thường tiếp xúc với nắng như mặt, cổ, vùng duỗi cánh tay dễ bị tổn thương nhất, biểu hiện qua các mảng da đỏ hoặc phù nề, tróc vẩy trên bề mặt, hoặc có thể nổi mụn nước, bóng nước”, TS Vân Thanh nói. Ngoài ra, nhóm bệnh lý mà ánh sáng mặt trời gây nặng hơn như mụn trứng cá, chàm, viêm da-cơ, bệnh bóng nước do rối loạn chuyển hóa Porphyrin… cũng được TS Vân Thanh đề cập.
TS Vân Thanh cho hay, thương tổn về da đối với phụ nữ nặng nề hơn cả bởi yếu tố thẩm mỹ, bởi dưới tác động của nắng nóng, những chất giúp cho da săn chắc như collagen, elastin, acid hyaluronic đều bị phá hủy, dẫn đến hiện tượng da nhăn nheo, giảm tiết nhờn, thiếu ẩm... Khi lớp ẩm tự nhiên này bị yếu đi, da dễ bị tấn công tiếp bởi ánh nắng và những tác hại khác của môi trường. Đồng thời, hệ thống bảo vệ da chống lại vi trùng và chất lạ xâm nhâp bị yếu đi, làm da dễ bị nhiễm trùng hoặc càng hư hại nặng hơn.
Để đề phòng dị ứng mùa nắng nóng, người dân nên tăng cường vệ sinh thân thể, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi; vệ sinh môi trường sống, tăng cường uống đồ mát và đồ ăn mềm có chất dinh dưỡng cao. Nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời tập thể dục vào buổi sáng để cơ thể bài tiết mồ hôi, giải độc tố. Còn BS Xuân Nguyệt cho hay, nhiều người bị dị ứng thường tùy tiện bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, việc uống vitamin C bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng loạn chuyển hóa khiến tình trạng dị ứng càng nên nặng. Ngay cả việc truyền nước và sử dụng các loại thuốc chống dị ứng cũng phải theo chỉ định bác sĩ.
Nắng nóng kéo dài sẽ xuất hiện tình trạng nhiều bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, mồ hôi ra nhiều, việc vệ sinh không phù hợp dễ dẫn đến viêm phổi, bệnh về đường hô hấp. Ở người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não, nguy hiểm đến tính mạng. Cần chủ động uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, vệ sinh thân thể thường xuyên và giữ cho nhà cửa được sạch sẽ.
Thu Nguyên – Đỗ Bá

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.