Trẻ hóa làn da bằng peel, nhiều người nhập viện vì bị bong tróc như da rắn, bỏng rát, ửng đỏ
Trẻ hóa làn da bằng peel da hiện đang được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, theo Ths.BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, nhiều chị em đã bị bỏng da, viêm da, tăng sắc tố thậm chí bị sẹo xấu, sẹo thâm vĩnh viễn bởi tự mua trên mạng.
Mê làm đẹp peel bằng cách lột da như rắn, sau 2 tuần cô gái nhận cái kết đắng
Ths.BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội da liễu Việt Nam cho biết, khá nhiều chị em bị mê hoặc bởi phương pháp trẻ hóa làn da bằng peel nhưng đẹp đâu không thấy mà phải nhập viện.
Điển hình vừa qua BS Thành đã tiếp nhận trường hợp chị P. (26 tuổi, ở Cổ Nhuế - Hà Nội) đến khám với tình trạng làn da bong tróc như da rắn, ửng đỏ như bị bỏng.
Theo lời kể của chị P, do da có mụn ẩn, lỗ chân lông to, xuất hiện sẹo lõm nên chị P . đã lên mạng và được giới thiệu liệu trình peel da nhằm cải thiện tình trạng này.
Sau khi được chia sẻ, chị P đã tin người bán kem peel với lời hứa "s au khi thực hiện 1 liệu trình da mới tái sinh tạo ra làn da mịn như da em bé ", chị P đã đồng ý mua liệu trình peel da với giá 2 triệu đồng.

Trường hợp tự Peel da gây tổn thương da, bỏng da.
Nhận được gói hàng, sau khi thực hiện peel da như hướng dẫn, chỉ 1 ngày sau chị P. đã thấy xuất hiện da tổn thương đỏ, đau rát... chị P đã liên hệ với người bán thì được trả lời "sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên (rễ cây) sẽ gây rát nhẹ và đặc biệt càng bong tróc nhiều thì càng tốt, da sẽ rất nhanh đẹp "- chị P cho biết.
Tuy nhiên, những ngày sau đó da mặt chị P . bỏng rát, từng mảng da thẫm màu loang lổ, lột như da rắn và có cảm giác vô cùng khó chịu... nên chị P đã đi khám bác sĩ.
Sau khi thăm khám cho chị P, BS Thành kết luận chị bị v iêm da tiếp xúc kích ứng, biến chứng tăng sắc tố sau viêm, có nguy cơ bị thâm và sẹo lâu dài do chị sử dụng các chất có tác dụng lột tẩy mạnh.
"Đây không phải là một trường hợp, trước đó có nhiều bạn trẻ đến khám và điều trị vì phương pháp trẻ hóa, trắng da này"- BS Thành cho biết thêm.
Peel da thực sự mang lại hiệu quả tốt cho da hay không?
Chia sẻ về vấn đề này, Ths.BSCKII Nguyễn Tiến Thành cho biết: P eel da đang được nhiều chị em áp dụng và p eel da thực sự mang lại hiệu quả tốt cho da nhưng đây là phương pháp làm dưới sự giám sát của bác sĩ.

Ths.BSCKII Nguyễn Tiến Thành đang khám và tư vấn da.
Nếu tự ý áp dụng không đúng liều lượng, không có sự giám sát của các bác sĩ da liễu rất có thể sẽ gây tổn thương da nặng. Như tình trạng da của bệnh nhân P, thời gian điều trị phục hồi rất lâu, cần sử dụng nhiều công nghệ và phương pháp để phục hồi da, rất tốn kém nhưng cũng khó phục hồi được như trước.
Chia sẻ về phương pháp peel da, bác sĩ Thành cho rằng, n guyên lý peel da chính là sử dụng các hoạt chất lành tính: acid BHA, AHa, retinol, TCA, có tác dụng chăm sóc và làm đẹp da, tác động vào bề mặt - thượng bì. " Sau quá trình bôi, các lớp tế bào chết, lớp sừng già cỗi sẽ dần dần được loại bỏ và thay vào đó là các tế bào da mới sẽ được hình thành và nuôi dưỡng một cách tự nhiên.
Tuỳ thuộc vào hoạt chất, nồng độ, thời gian có tác động đến các lớp của da khác nhau. Ví dụ như nồng độ nhẹ từ 15 - 20% có thể sử dụng để lột da, thay da hóa học, TCA ở nồng độ này chỉ tác động làm bong lớp sừng trên thượng bì của da. Với nồng độ từ 50% trở lên, TCA có thể phá vỡ lớp trung bì, tác động tới hạ bì... và được ứng dụng trong điều trị sẹo lõm, sùi mào gà, mụn cóc, hạt cơm… Chính vì lẽ đó, k hi peel da không đúng, chị em có thể rơi vào biến chứng bỏng da, viêm da, tăng sắc tố, da mỏng, đôi khi để lại sẹo xấu sẹo thâm vĩnh viễn… "- BS Tiến Thành cho biết thêm.
Để không bị hỏng da, bỏng da BS Tiến Thành khuyến cáo, trước khi muốn áp dụng, sử dụng bất kỳ biện pháp làm đẹp da nào cũng nên được tư vấn bởi các bác sĩ da liễu. K hông sử dụng các hoạt chất không rõ nguồn gốc, kem trộn… đặc biệt không tự ý mua sản phẩm hoặc nghe người thân chia sẻ vì mỗi type da, mỗi tình trạng da sẽ có những sản phẩm, những chỉ định phù hợp . Trong trường hợp muốn thực hiện kỹ thuật làm đẹp nào trên da, cần đến các cơ sở y tế có b ác sĩ chuyên khoa da liễu để được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.