Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ mới 2 tháng tuổi bị hủy xương, viêm màng não vì lây giang mai từ mẹ

Thứ sáu, 14:09 28/10/2022 | Y tế

Trong thai kỳ, người mẹ chưa được dự phòng lây nhiễm giang mai sang con. Trẻ sơ sinh hoặc chưa đầy 2 tháng tuổi đã phải nhập viện khi có biến chứng nặng của bệnh giang mai.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, khoảng 20 bệnh nhi đã phải nhập viện từ đầu năm đến nay vì biến chứng của giang mai sơ sinh. Đây là con số cao bất thường. Hầu hết trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trong đó, có bé bị viêm màng não hoặc hủy xương, nhiễm trùng máu…

Trong đó, một bệnh nhi bị biến chứng hủy xương cánh tay, đầu dưới xương đùi và xương chày. Người mẹ được xét nghiệm dương tính với giang mai trong lúc mang thai. Tuy nhiên, chị không điều trị, không dự phòng lây từ mẹ sang con, cho đến khi con bị mắc bệnh mới nhận ra.

Một trẻ khác bị biến chứng viêm màng não nghiêm trọng, phải dùng kháng sinh lâu dài và chăm sóc tích cực. Người mẹ trước đó khám thai ở phòng khám tư nhân. Chị có kết quả mắc giang mai nhưng lại không được tư vấn điều trị, trẻ cũng không được dự phòng nên bị lây bệnh từ mẹ.

Hầu hết trẻ đến bệnh viện sau khi có triệu chứng như chảy ghèn mắt xanh, chảy nước mũi, sốt, nổi ban bất thường, da bong tróc… Bác sĩ cho làm xét nghiệm và phát hiện mắc giang mai. Ngoài ra, một số người mẹ mắc bệnh đã chủ động đưa trẻ đi khám.

Trẻ mới 2 tháng tuổi bị hủy xương, viêm màng não vì lây giang mai từ mẹ - Ảnh 1.

Bong tróc da ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu bệnh giang mai. Ảnh: Freepik

"Đa số bệnh nhi giang mai sơ sinh đến từ các tỉnh thành khác hoặc gia đình lên TP.HCM làm thuê, việc tiếp cận chương trình dự phòng gặp khó khăn", bác sĩ Quy nói. Bác sĩ lấy ví dụ, theo chương trình, người mẹ bị giang mai khi khám thai ở các bệnh viện, phòng khám sản, sẽ được giới thiệu sang Bệnh viện Da liễu. Tại đây, mẹ được tiêm 1 mũi thuốc điều trị. Em bé chào đời cũng được tiêm 1 mũi phòng bệnh giang mai.

Tuy nhiên, có thể do dịch Covid-19, người mẹ không khám thai, hoặc các phòng khám sản chưa biết để tư vấn… nên dẫn đến hậu quả trẻ nhỏ phải gánh chịu.

“Dù lý do nào đi chăng nữa, chúng ta phải giúp người dân biết đến và tiếp cận chương trình dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con với bệnh giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B. Việc này gần như miễn phí”, bác sĩ Quy nói.

Trong khi đó, bác sĩ CKII Bùi Văn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sản phụ khám thai tại đây sẽ được xét nghiệm máu để tầm soát sớm, phát hiện và điều trị bệnh lý giang mai.

Riêng trong quý 2/2022, bệnh viện đã tầm soát cho khoảng 6.822 sản phụ khám thai trong 3 tháng đầu, phát hiện một vài ca bệnh. Sản phụ được điều trị khỏi giang mai, không lây truyền từ mẹ sang con.

Trẻ mới 2 tháng tuổi bị hủy xương, viêm màng não vì lây giang mai từ mẹ - Ảnh 2.

Bệnh viện Từ Dũ triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV, giang mai, viêm gan B từ mẹ sang con. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Hoàng, nếu mẹ mắc giang mai không được điều trị đúng và đủ theo phác đồ có thể gây nhiều biến chứng  như thai chết lưu, sảy thai hoặc sinh non.

Ở trẻ bị giang mai bẩm sinh, triệu chứng thường gặp như bọng nước, viêm mũi, viêm thanh quản, hạch, gan lách to, viêm xương sụn, viêm màng bụng, viêm màng não, viêm màng mạch - võng mạc.

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh muộn ở trẻ trên 2 tuổi bao gồm: viêm mắt, tai gây mù, điếc, viêm khớp, dị dạng xương và các di chứng do thương tổn của giang mai bẩm sinh.

“Tuy nhiên, rất nhiều trẻ sơ sinh bị giang mai mà không có các dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng, điển hình”, bác sĩ Hoàng lưu ý.

Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng đưa ra cảnh báo người mắc giang mai đang tăng dần. Năm 2020, bệnh viện tiếp nhận 2.734 ca. Năm 2021, dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng số ca giang mai vẫn ở mức 5.883 ca. 9 tháng đầu năm 2022, đã có 6.279 ca giang mai đến khám và điều trị.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 7,1 triệu trường hợp giang mai mới. Số ca mắc mới ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, chiếm 1,1 triệu ca.

Trẻ mới 2 tháng tuổi bị hủy xương, viêm màng não vì lây giang mai từ mẹ - Ảnh 3.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 1 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top